Nhiệt phân hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được m gam hỗn hợp khí A và ( m + 15,04) gam chất rắn B. Hấp thụ toàn bộ hỗn hợp khí A vào bình chứa nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 600 ml dung dịch D có pH = 1 và có 0,112 lít (đktc) một khí duy nhất thoát ra khỏi bình. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp X ở trên được hòa tan hết vào nước thu được dung dịch Y, nhúng một thanh Fe vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Fe ra cân lại thấy khối lượng thanh Fe tăng thêm 3,84 gam so với ban đầu. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 và AgNO3 theo thứ tự là
A. 25% và 50%.
B. 50% và 25%.
C. 40% và 60%.
D. 60% và 40%.
Nhúng thanh Fe nặng 100 gam vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 2M. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra rửa sạch làm khô cân được 101,2 gam (giả thiết kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh Fe). Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 11,20 gam.
B. 7,47 gam.
C. 8,40 gam.
D. 0,84 gam.
Nhúng thanh Fe nặng 100g vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 2M. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra rửa sạch làm khô cân được 101,2g (giả sử kim loại thoát ra bám hết lên thanh Fe). Khối lượng Fe đã phản ứng là :
A. 11,20
B. 7,47
C. 8,40
D. 0,84
Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4,. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 8,2 gam
B. 6,4 gam
C. 12,8 gam
D. 9,6 gam
Cho 3,06 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Mg vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2. Phản ứng xong, thu được 4,14 gam chất rắn và dung dịch Y. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc kết tủa, rủa sạch, sấy khô và nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 2,7 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 là
A. 0,25M
B. 0,45M
C. 0,35M
D. 0,3M.
Ngâm thanh Cu vào dung dịch A g N O 3 dư thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y và chất rắn Z . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Z có chứa
A. Fe
B. Fe, Cu, Ag
C. Fe, Cu
D. Cu, Ag.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy khối lượng thanh Fe tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 6,4gam
B. 12,8gam,
C. 8,2gam.
D. 9,6gam.
Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng là 23,6 gam và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam chất rắn F. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là:
A. 0,1M; 0,2M
B. 0,4M; 0,1M
C. 0,2M; 0,1M
D. 0,1M; 0,4M
Cho thanh Fe nguyên chất có khối lượng 16,8 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Sau một thời gian lấy thanh Fe khỏi dung dịch, làm khô, cân nặng 17,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là
A. 6,4.
B. 19,2.
C. 0,8.
D. 9,6.