- Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi "như" con sông với chân trời đã xa.
- Tác dụng:
Nhờ việc sử dụng thành công phép tu từ so sánh trong đoạn trích "Truyện cổ nước mình" trên, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời". Tuy vậy, tác giả cũng làm bật lên sự biết ơn của thế hệ con cháu đời sau được hưởng những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn ý nghĩa, giúp cho mình trở nên khôn ngoan, thông minh hơn, sau bao nhiêu năm trời rồi mà ý nghĩa câu chuyện sẽ chẳng bao giờ lung lạc sai trái. Từ đó, ta có thể thấy được lòng biết ơn của tác giả Mỹ Dạ và chúng ta, không quên tưởng nhớ, thương tiếc ông cha cùng thời gian đã đi vào quá khứ. Phải chăng, nhờ lòng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" sâu sắc đã khiến cho Mỹ Dạ có những vần thơ khéo léo, công phu hay đến vậy?
- Bptt: So sánh
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn
+ Màm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời"
+ Làm bật lên sự biết ơn của thế hệ con cháu đời sau được hưởng những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn ý nghĩa, giúp cho mình trở nên khôn ngoan, thông minh hơn, sau bao nhiêu năm trời rồi mà ý nghĩa câu chuyện sẽ chẳng bao giờ lung lạc sai trái
+ Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Mỹ Dạ