PHÉP CỘNG – PHÉP NHÂN:
Tổng hai số tự nhiên a, b:
a + b = c
trong đó : a, b : số hạng; c : tổng
Tích hai số tự nhiên A, B:
A . B = C
trong đó : A, B : thừa số; C : tích.
Tính chất của phép cộng – phép nhân:
Tính giao hoán :
a + b = b + a
a . b = b . a
Tính kết hợp :
(a + b) + c = a + (b + c)
(a . b) . c = a . (b . c)
Cộng số 0 :
a + 0 = a
nhân với số 1 :
a . 1 = a
tính phân phối :
a . (b + c) = a . b + a . c
PHÉP TRỪ ( – )
a – b = c
trong đó : a : số bị trừ; b : số trừ ; c: hiệu
PHÉP CHA :
Cho hai số tự nhiên a, b trong đó b 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho :
a = b . q + r với 0 < r < b.
Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết. kí hiệu :
a b
Nếu r ≠ 0 thì ta có phép chia dư. a : b = q dư r
Mik nói tính chất phân số ko phải số tự nhiên nên bạn Thắng sửa lại giúp mik nhé!
Mong bạn đọc kĩ đề giùm mik!Cảm ơn bạn nha!~
Phép nhân phân số
1
Nhân tử số của các phân số với nhau. Tử số là số nằm phía trên của phân số, còn mẫu số là số nằm phía dưới. Bước đầu tiên khi tiến hành nhân phân số là viết chúng thành hàng ngang để các tử số và mẫu số nằm gần nhau. Ví dụ: bạn muốn thực hiện phép nhân 1/2 và 12/48, trước hết bạn cần tìm tích số của hai tử số 1 và 12. 1 x 12 = 12. Bạn có tử số của đáp án là 12.
2
Tiếp tục nhân mẫu số. Làm tương tự như khi bạn tìm tích số của các tử số. Lấy 2 nhân với 48. 2 x 48 = 96. Đây là mẫu số của đáp án. Vậy, phân số mới sẽ là 12/96.
3
Rút gọn phân số. Bước cuối cùng là rút gọn kết quả nếu phân số đó vẫn chưa tối giản. Để rút gọn một phân số, bạn cần tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN) của tử số và mẫu số trong phân số đó. ƯCLN là số lớn nhất mà cả tử số và mẫu số đều chia hết. Trong ví dụ này, 96 có thể chia hết cho 12. Ta có: 12 chia 12 được 1, 96 chia 12 được 8. Vậy, 12/96 ÷ 12/12 = 1/8.Nếu cả hai đều là số chẵn, bạn có thể bắt đầu bằng cách chia chúng cho 2 và cứ thế tiếp tục. 12/96 ÷ 2/2 = 6/48 ÷ 2/2 = 3/24. Đến đây, dễ dàng nhận ra rằng 24 chia hết được cho 3, vậy bạn có thể đem chia cả tử số và mẫu số cho 3 để có được đáp án là 1/8. 3/24 ÷ 3/3 = 1/8.Phương pháp2
Phép chia phân số
1
Đảo ngược tử số và mẫu số của phân số thứ hai và đổi dấu chia thành dấu nhân. Ví dụ, ta có phép tính 1/2 ÷ 18/20. Đầu tiên, nghịch đảo 18/20 để được phân số 20/18, sau đó đổi dấu chia thành dấu nhân. Phép tính sẽ được viết lại như sau: 1/2 ÷ 18/20 = 1/2 x 20/18.
2
Tiếp tục, nhân tử số với nhau để tìm tử, nhân mẫu số với nhau để tìm mẫu, rồi rút gọn đáp án. Làm tương tự như phép nhân phân số. Nhân hai tử số với nhau, 1 và 20, ta có tử số của đáp án là 20. Nhân hai mẫu số với nhau, 2 và 18, ta có mẫu số của đáp án là 36. Kết quả tạm thời là 20/36. Rút gọn phân số bằng cách chia cả tử và mẫu cho ƯCLN là 4. Vậy, kết quả cuối cùng là 20/36 ÷ 4/4 = 5/9.
Các quy tắc cộng, trừ phân số: - Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số. - Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số. ... - Muốn trừ hai phân số khác mẫu, ta quy đồng hai mẫu số hai phân số rồi trừ hai phân số
mk viết ngắn hơn