Nếu rót 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch sau phản ứng sẽ làm giấy quì tím biến đổi như thế nào?
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ.
B. Làm quỳ tím chuyển xanh.
C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.
Một lọ đựng dung dịch của muối NaX khi tác đụng với dung dịch BaCl2 trong óc nghiệm sinh ra kết tủa màu trắng nhưng khi nhỏ thêm dung dịch HCl rồi dùng quỳ tím ẩm để trên miệng ống nghiệm, ta thấy giấy quỳ tím bị mất màu.
Hãy cho biết, NaX là muối gì.
b1:Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học xảy ra ghi rõ điều kiện phản ứng (Nếu có).
1.cho mẫu kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl (dư)
2.cho mẫu nhôm vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc,nguội
3.Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH đặc
4. cho từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd H2SO4
5.Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd Na2CO3
6.Cho từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dd NaOH có để sẵn 1 mẫu giấy quỳ tím
7.cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4
8.cho dd NaOH từ từ vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.sau đó lọc lấy chất kết tủa rồi Đun nhẹ
9.Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaCl
10.cho lá đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl
Câu 3. (1,5đ)
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau : NaCl , Ba(OH)2, NaOH và Na2SO4. Chỉ được dùng Phenolphtalein, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.
Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với với 300 ml dung dịch HCl 1M . Muốn phản ứng trung hòa hoàn toàn thì phải thêm dung dịch NaOH 0,5M hay HCl 1M với thể tích là bao nhiêu ?
Gọi dung dịch Ba(OH)2 là dung dịch A,K2CO3 là dung dịch B.Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với 300 ml dung dịch K2CO3.Sau phản ứng thu được 19,7 g kết tủa và dung dịch C.Để trung hòa hết 50 ml dung dịch C cần 400 ml dung dịch HCl 0,125 M.Tính CM của A và B
Dân ngu hóa,mong mn giúp đỡ
Dung dịch A là dung dịch hỗn hợp gồm CuCl2, FeCl2, AlCl3.
Thổi khí NH3 từ từ đến dư vào 250 ml dung dịch A, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 31,3 gam chất rắn B. Cho khí hidro đi qua B đến dư khi đốt nóng, sau phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn còn lại là 26,5 gam (chất rắn C).
Mặt khác, cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào 250 ml dung dịch A, lấy kết tủa đem nung (trong điều kiện không có oxi) đến khối lượng không đổi, thu được 22,4 gam chất rắn D.
1) Tính nồng độ mol của dung dịch A.
2) Cho dung dịch AgNO3 dư vào 250ml dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo ra.
Hòa tan hoàn toàn 38g hh gồm 2 kim loại là sắt và đồng vào 500ml dung dịch axit sunfuric 1M, phản ứng kết thúc thu được 10,08 lít khí thoát ra ở đktc
a/Viết PTHH
b/Tính khối lượng mỗi kim loại trong hh ban đầu
c/Tính nồng độ mol/lit của các trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Giả thuyết thẻ tích dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể
Bài 1: Cho 32 gam sắt (III) oxit tác dụng với 800 ml dung dịch axit sunfuric 1M.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi).
Bài 2: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
c) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Bài 3: Cho 2,24 lít khí etilen (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 0,1M.
a) Viết phương trình phản ứng
b) Tính thể tích dung dịch brom tham gia phản ứng.
c) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng.
In nội dung