Tham khảo :
* Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.
* Diễn biến:
- Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.
* Ý nghĩa:
- Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
- Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43)
- Nguyên nhân: Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc (nhà Hán).
- Diễn biến
+ Tháng 3 - 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, nhân dân khắp nơi hưởng ứng
+ Từ sông Hát, nghĩa quân tiến đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội).
+ Tháng 4 - 40, Hai Bà chiếm được Luy Lâu, thái thú Tô Định chạy trốn về quận Nam Hải (Quảng Đông).
+ Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
+ Năm 42, nhà Hán đem quân đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.
- Ý nghĩa
+ Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt.
+ Tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này.