Mik sắp thi rồi mn giúp mik với ạ
Câu 1. Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?
A. Ph. Ma-gien-lan.
B. Va-xco đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. B. Đi-a-xơ.
Câu 2. Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?
A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương
B. Đây là vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng
C. Muôn vật hết sức tươi tốt và phồn thịnh
D. Đây là nơi hội tụ quan yếu bốn phương, vùng mặt đất bằng phẳng, muôn vật hết sức tươi tốt và phồn thịnh.
Câu 3. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?
A. Ấn Độ và các nước phương Đông.
B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Các nước phương Tây.
D. Nhật Bản và các nước phương Đông.
Câu 4. “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam
A. Lê Hoàn. B. Trần Quốc Tuấn.
C. Đinh Bộ Lĩnh. D. Trần Thủ Độ.
Câu 5. Kết quả các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV mang lại sự giàu có cho tầng lớp nào ở Châu Âu?
A. Tăng lữ, nông dân
B. Công nhân, nông dân
C. Tướng lĩnh quân sự
D. Thương nhân, Quý tộc
Câu 6. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.
Câu 7. Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào?
A. Bộ binh, tượng binh và kị binh.
B. Cấm quân và quân địa phương
C. Quân địa phương và quân các lộ.
D. Cấm quân và quân các lộ
Câu 8. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với hai tầng lớp nào?
A. Địa chủ và nông dân.
B. Tư sản và vô sản.
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Câu 9. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?
A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc
B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc
C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình
D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền
Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
A. Hình thư B. Gia Long
C. Hồng Đức D. Quốc triều hình luật
Câu 11. Ý nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến?
A. Thường xuyên trao đổi, buôn bán với bên ngoài lãnh địa.
B. Nông nô được tự do sản xuất và buôn bán.
C. Phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp.
D. Là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.
Câu 12. Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 13. Đánh giá công lao của Ngô Quyền?
A. Xây dựng chính quyền mớid
B. Đánh thắng quân Nam Hán
C. Thống nhất đất nước
D. Giành lại độc lập
Câu 14. Vì sao nói của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là cuộc tấn công tự vệ?
A. Đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống
B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới của địch và sau đó rút quân.
C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.
Câu 15. Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:
A. Trận Chi Lăng. B. Trận Đồ Lỗ
C. Trận Bạch Đằng D. Trận Lục Đầu.
Câu 16. Đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh?
A. Thống nhất đất nước B. Bảo vệ đọc lập
C. Giành lại độc lập D. Dẹp loạn các xứ quân
Câu 17. Em hãy chỉ ra nét đánh độc dáo của Lý Thường Kiệt.
A. Tấn công để tự vê, giảng hòa, dụ quân giặc hàng
B. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, Giảng hòa với giặc
C. Tấn công để tự vệ, kết thúc chiến trang bằng giảng hòa, xây dựng phòng tuyến
D. Xây dựng phòng tuyến, đọc thơ thần, đánh du kích
Câu 18. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 19. Đinh Bộ Lĩnh gây dựng kinh đô ở đâu?
A. Hoa Lư (Ninh Bình). B. Lam Sơn (Thanh Hóa).
C. Triệu Sơn (Thanh Hóa). D. Cẩm Khê (Phú Thọ).
Câu 20. Ai là người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống ở thời Lý?
A. Lý Kế Nguyên
B. Vua Lý Thánh Tông
C. Lý Thường Kiệt
D. Tông Đản
Câu 21. Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì?
A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.
B. Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại.
C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.
D. Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu.
Câu 22. Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?
A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.
B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập.
C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.
D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.
Câu 23. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A.Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
B. Ban thưởng cho quân lính.
C. Đêm đêm cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Lý Thường Kiệt cho quân nghỉ ngơi, ca hát.
Câu 24. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
A. Xã hội nhà Ngô rối loạn
B. Nhân dân chán ghét nhà Ngô
C. Nhân dân ủng hộ, người có tài, có đức
D. Đinh Bộ Lĩnh người có chính sách hợp lý
Câu 25. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Nam. D. Đại Ngu
Câu 26. Tại sao Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống?
A. Lực lượng quân Tống còn mạnh
B. Giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống
C. Quân ta bị tổn thất mạnh
D. Tránh thương vong cho cả hai bên
Câu 27. Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Câu 28. Một trong những nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI là
A. Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
B. Tinh thần yêu nước của quan lại triều đình.
C. Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
D. Chiến thuật công tâm độc đáo.
Câu 29. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua nước ta phải đối phó với quân xâm lược nào?
A. Nhà Minh ở Trung Quốc.
B. Nhà Tống ở Trung Quốc
C. Nhà Đường ở Trung Quốc.
D. Nhà Hán ở Trung Quốc
Câu 30. Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?
A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.