Tham khảo!
Bước 1: Tìm hiểu đề
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm và tình cảm chung đối với đối tượng đó.
Thân bài: Những cung bậc cảm xúc cụ thể về đối tượng:
– Cung bậc cảm xúc 1 + khía cạnh 1 của đối tượng
– Cung bậc cảm xúc 2 + khía cạnh 2 của đối tượng
Kết bài: Suy ngẫm, mong ước của mình đối với đối tượng biểu cảm
Bước 3: Viết bài
Có hai dạng bài văn biểu cảm là: Bài văn biểu cảm về sự vật, con người và bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Cách Làm ( biểu cảm về một tác phẩm văn học )
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận
Thân bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.
– Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.
– Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.
Kết bài:
– Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm
– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.
Ví dụ một số đề bài:
Em hãy nêu cảm nhận của mình về tác phẩm “làng” của Kim Lân
Em có suy nghĩ gì về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
Cảm nhận đoạn thơ/đoạn văn sau (Trong một tác phẩm cụ thể)
Các nội dung liên quan đến văn biểu cảm là gì, cách làm văn biểu cảm kết quả cao. Hi vọng các bạn hiểu, rút ra cho mình để viết bài văn biểu cảm được hay và sâu sắc.
Cách Làm ( biểu cảm về sự vật )
Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới
Thân bài:
– Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả
– Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó
Kết bài:
– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới
– Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.
Cách Làm :
Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật biểu cảm nhắc trong bài, tình cảm đối với nhân vật.
Thân bài:
– Miêu tả sơ qua về nhân vật biểu cảm. Giúp người đọc hình dung rõ về đối tượng được giới thiệu
– Bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình về nhân vật đó (có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả trực tiếp lẫn gián tiếp)
– Phần biểu cảm có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật để bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.
Kết bài:
– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với nhân vật
– Bày tỏ quan điểm và đánh giá về nhân vật (nếu có)