Năng lượng hạt nhân hay năng lượng nguyên tử là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Các lò phản ứng đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đầy. Chất thải phóng xạ thường là sản phẩm phụ của nhà máy điện hạt nhân. Ngày nay, khi mà các nguồn năng lượng hóa thạch (như than đá, dầu mỏ,…) đang ngày càng cạn kiệt, con đường đứng trước thách thức phải tìm ra những nguồn năng lượng mới để thay thế. Năng lượng hạt nhân có thể nói là gần như vô tận nếu như so sánh với các loại năng lượng hóa thạch hiện nay. Theo ủy ban nặng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực trước kia có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl, Fukushima,… hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hòa tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích lũy vào cơ thể. Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa học độc hại đối với các mô tế bào, làm bẻ gãy các cấu trúc phân tử. Trong các trường hợp ngộ độc phóng xạ cấp tính, tủy xương là nơi tạo ra các hồng cầu máu bị hủy hoại và số lượng hồng cầu trong máu bị giảm sút. Phóng xạ dẫn đến làm biến đổi gen gây nên các dị tật bẩm sinh. Đây là một mối quan tâm lớn đối với nhân loại. Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Các nhà máy điện hạt nhân có an toàn đối với môi trường hay không? Vì sao? b. Ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với sinh vật như thế nào? c. Khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt trong tương lai, ngoài thay thế bằng điện hạt nhân còn có những nguồn năng lượng sạch nào có thế thay thế? d. Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm điện năng giúp bảo vệ môi trường?
TK
a) Các nhà máy điện hạt nhân không an toàn đối với môi trường. Chất thải phóng xạ thường là sản phẩm phụ của nhà máy điện hạt nhân. Trong trường hợp bị nổ các nhà máy hạt nhân hoặc dò rỉ phóng xạ ngấm vào nguồn nước, đất, trong không khí và từ đó đi vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hòa tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích lũy vào cơ thể.
b) Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa học độc hại đối với các mô tế bào, làm bẻ gãy các cấu trúc phân tử. Trong các trường hợp ngộ độc phóng xạ cấp tính, tủy xương là nơi tạo ra các hồng cầu máu bị hủy hoại và số lượng hồng cầu trong máu bị giảm sút. Phóng xạ dẫn đến làm biến đổi gen gây nên các dị tật bẩm sinh.
c) Khi nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt trong tương lai, ngoài thay thế bằng điện hạt nhân còn có những nguồn năng lượng sạch có thế thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
d) Một số hành động tiết kiệm điện năng giúp bảo vệ môi trường:
- Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.
- Thay đổi bóng đèn thắp sáng.
- Tắt đèn khi đi ra khỏi phòng.
- Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
- Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng.
- Thay thế các thiết bị điện cũ tốn điện, sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.