Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngố ngây ngô

MỪNG QUỐC KHÁNH NGÀY 2/9

Hôm nay cả nước ta kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019). Và hôm nay còn là ngày gì nữa nhỉ? 9h00 ngày 2/9/1969 tức ngày 12/7 âm lịch, trái tim Bác đã ngừng đập.
Ngố ngây ngô
2 tháng 9 2019 lúc 9:55

"CHÚNG TÔI XIN HIẾN TIM MÌNH ĐỂ THAY TIM CHO BÁC ..."

16 giờ ngày 12/8/1969, Bác gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây nghe báo cáo tình hình Hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho, những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn. Nhưng Bác vẫn lên, xuống nhà sàn làm việc.

Ngày 18/8, theo đề nghị của bác sĩ, Bác Hồ không làm việc ở nhà sàn gỗ nữa. Người xuống ở và làm việc tại ngôi nhà 67. Kể từ hôm đó, những ngày quy luật của cuộc đời đến với Bác Hồ ở nơi đây.

Ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Ngày lễ Quốc khánh Bác sẽ ra dự mươi, mười lăm phút".

Ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn. Các bác sĩ, anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong sao tim Người đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi"!

9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, từ nơi đây truyền đến cho nhân loại nỗi đau Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho “đời tuôn nước mắt”. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã cứu dân tộc khỏi kiếp khổ nạn, mang lại hạnh phúc độc lập cho mọi người dân, nhưng ngày đó Bác có được hưởng đâu.

Con số 9 mới linh thiêng làm sao: Bác ra đi lúc 9 giờ 47 phút, ngày 2/9/1969, thọ 79 tuổi. Ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu tiễn đưa Người về với thế giới người hiền.

Suốt 15 năm Bác sống và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch, không có một lần nào dân kéo về nhà Bác để làm bận lòng Bác. Trong những ngày Bác yếu, tuy giữ bí mật rất cao về tình trạng sức khỏe của Bác, nhưng xe cộ hàng ngày ra vào nhiều, đưa các đồng chí Trung ương vào thăm Bác, đưa bác sĩ vào chữa bệnh cho Bác, đưa các phương tiện vào để chạy chữa bệnh cho Bác…, nên dân dự đoán rằng có thể Bác ốm.

Vì thế, có nhiều người dân đến Cổng đỏ (cổng ra vào Phủ Chủ tịch, hàng ngày Bác Hồ vẫn thường đi lại cổng này), nói lên một tâm nguyện: Nếu đúng Bác ốm, chúng tôi xin hiến trái tim của mình để thay tim cho Bác.

Từ ngày 3 đến ngày 6/9/1969, dòng người không lúc nào vắng, buồn rầu đội mưa thầm lặng, trật tự đi đến Lễ đài Ba Đình để viếng ảnh Bác. Và những ngày thi hài Bác quàn trong linh cữu đặt tại Hội trường Ba Đình, vì đông người vào viếng nên có những cháu nhỏ không vào viếng Bác được, cứ giằng co với công an bảo vệ ngoài Hội trường, khóc lóc thảm thiết: Các chú trả Bác cho chúng cháu đây…!!!

Bình luận (32)
Ngố ngây ngô
2 tháng 9 2019 lúc 9:56

9h00 21/7 Kỷ Dậu
Trái Tim Vĩ Đại Đã Ngừng Đập
Cánh Chim Đại Bàng Đã Thôi Không Bay Nữa!

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Bình luận (1)
Ngố ngây ngô
2 tháng 9 2019 lúc 9:58

Đây là bức ảnh do một học sinh lớp 11 vẽ. Đặc biệt những nét vẽ được tạo nên từ chữ Hồ Chí Minh.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, vẽ
Bình luận (0)
Ngố ngây ngô
2 tháng 9 2019 lúc 10:04

Các bạn hãy ghi nhớ nhé. Ngày 2/9, ngày lá cờ có 2 trạng thái

Không có mô tả ảnh.
Bình luận (4)
Vũ Minh Tuấn
2 tháng 9 2019 lúc 10:30

Chúng ta sẽ luôn nhớ đến Bác. ok

Và đây là lúc chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình.

Ngày Quốc khánh Việt Nam

Bình luận (5)
Lê Thanh Nhàn
2 tháng 9 2019 lúc 10:47
Theo chân Bác

Thứ Sáu, 01/09/2017, 22:27:34

(Trích)

... Hôm nay sáng mùng hai tháng Chín

Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình

Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín

Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

HỒ CHÍ MINH! HỒ CHÍ MINH!

Người đứng trên đài, lặng phút giây

Trông đàn con đó, vẫy hai tay

Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt

Độc lập bây giờ mới thấy đây!

Người đọc Tuyên ngôn... Rồi chợt hỏi:

"Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"

Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi

Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!

Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!"

Như Trường Sơn say gió Biển Đông

Vâng Bác nói, chúng con nghe rõ

Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.

Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lòa

Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta

Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!

- Tố Hữu -
Bình luận (24)
Trần Thanh Phương
2 tháng 9 2019 lúc 10:54

Mừng ngày Quốc khánh 2/9 :)) Ngày mà học sinh nào cũng được nghỉ :) Nhưng vẫn phải học :> Giống mình :))

Bình luận (34)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 9 2019 lúc 11:14

Bức thư gửi Bác ! Mong Bác hồi âm lại và đọc được !

Bác Hồ ! Hôm nay, ngày 2/9/2019, toàn nhân dân trên đất nước Việt Nam đang hân hoan, chào đón đồng thời tưởng nhớ đến Bác - người đã mang lại cho chúng con một thế hệ tuổi trẻ thật đẹp, mang lại cho nhân dân một cuộc sống như ngày hôm nay. Bác đã hi sinh nhưng mỗi lần đến ngày này, lòng con cảm thấy rất vui, phấn khởi xen lẫn ít cảm xúc buồn buồn. Vui vì được sống trong một thế giới hòa bình và phải cảm ơn Người - đã trao cho nhân loại. Cảm xúc buồn buồn khó tả làm con không thể diễn tả nổi vì là một niềm thương tiếc cho Bác, một con người giản dị - thanh cao, với đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Buồn vì Bác đã ra đi, Bác ơi, con nhớ Bác, con mong được một lần gặp Bác, nhưng chắc chỉ được gặp Bác trong mơ như tác giả đã nói :

Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ

Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ

...........................

Con cảm thấy hạnh phúc lắm Bác ạ. Con mong Người sẽ luôn dõi theo con, đi theo con trên cuộc đời này. Và tất cả các học sinh cũng như toàn dân Việt Nam cũng vậy. Để bù đáp, báo hiếu về Bác, chúng con là những người học sinh sẽ cố gắng học tập thật tốt, là con ngoan trò giỏi - cháu BÁC HỒ kính yêu ! Con sẽ cố gắng để trở thành người công dân tốt cho đất nước tươi đẹp này ! Con cảm ơn Bác ! Mong Bác hồi âm lại ....

Xin gửi lại những hình ảnh chọn lọc đẹp nhất về Người :

Kết quả hình ảnh cho những bức ảnh ý nghĩa nhất vè Bác Hồ Kết quả hình ảnh cho những bức ảnh ý nghĩa nhất vè Bác Hồ ngà y 2/9

Bình luận (28)
Nguyen
2 tháng 9 2019 lúc 13:07

LỊCH SỬ NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9

Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc...[6]. Sân khấu được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Mặc dù đã ở nước ngoài trong suốt hơn 30 năm nhưng phong cách nói tiếng Việt của Hồ Chí Minh vẫn đầy tự tin và mạnh mẽ. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-ting kiểu châu Âu như thế này bao giờ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ.[7]

Từ Phủ Toàn quyền, Jean Sainteny, viên chức cao cấp của nước Pháp Tự do (Free French) - nước Pháp sau khi được giải phóng khỏi Phát-xít Đức - có mặt ở Hà Nội, đã quan sát hàng chục ngàn người Việt Nam đi thành từng hàng băng qua đại lộ Brière-de-l’Isle để tiến vào quảng trường. Jean Sainteny ngạc nhiên trước sự tham gia công khai của giới Công giáo và sửng sốt trước sự trật tự của đám đông, không có bất kì hành vi gây rối nào. Không ai có cử chỉ thù địch đối với Jean Sainteny hay đối với tòa nhà phủ Toàn quyền.[8] Vấn đề an ninh cũng được suy xét đáng kể, với đội quân danh dự của Quân Giải phóng đảm bảo không ai trong số khán thính giả có thể tới gần khán đài trong phạm vi 20 mét, những công nhân và sinh viên có vũ trang cũng được xếp đặt tại mọi góc của mấy khu vườn, và một đơn vị tự vệ cảnh giác trước bất kì sự quấy rối nào từ hướng Thành Hà Nội nơi quân Pháp vẫn còn bị Nhật giam giữ. Trước cuộc mít-tinh, lính Nhật ở khu đất thuộc Phủ Toàn quyền đã thiết lập mấy khẩu súng máy chĩa về quảng trường, làm những nhà tổ chức phải dựng lên một bức màn người gồm những dân quân tự vệ với chỉ thị thà chết còn hơn rút lui.[9]

Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ hai mươi lăm phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài, điều làm ngạc nhiên nhiều người đứng xem vì họ mong chờ những người cầm quyền sẽ di chuyển với phong thái từ tốn và trang nghiêm. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng ông Hồ cố ý chọn mặc bộ đồ khaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.[10] Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, “Độc lập! Độc lập!” Ông Hồ vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, ông Hồ lúc đó bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập.[11] Một mối liên kết và sự thể hiện lòng tôn trọng đối với người dân mà chưa từng có vị quân vương Việt Nam nào trong lịch sử thể hiện đã được tạo ra khi Hồ Chí Minh có những tương tác với quần chúng khi ông hỏi: "Đồng bào có nghe rõ không?” và đám đông đồng thanh hô vang “Rõ!”.[12]

Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Ông cảnh báo rằng người Việt “kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang để tô điểm thêm cho bản Tuyên ngôn.[13] Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Là một người có khả năng ăn nói thiên bẩm, Trần Huy Liệu dường như đã làm cho đám đông cười ồ lên và vỗ tay khi mô tả sự cáo chung của chế độ quân chủ. Hòa vào bối cảnh đó, ông Hồ tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để “chặt đầu kẻ phản bội”.[14] Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu cần thống nhất và đấu tranh, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết. Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam.[15] Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!"[16] Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.[17]

Tại Sài Gòn

Vào thời điểm đó, do hạn chế về phương tiện kỹ thuật nên các diễn biến ở Hà Nội không được truyền đến Sài Gòn nhưng từ bài diễn văn ứng khẩu của Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu, nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Sài Gòn nói riêng đã thể hiện lòng quyết tâm ủng hộ cách mạng, ủng hộ mặt trận Việt Minh, bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam.[18]

Lễ đài lễ độc lập 2-9-1945 tại Sài Gòn đặt trên đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), ngay phía sau nhà thờ Đức Bà. Hầu hết người dân Sài Gòn đều đổ ra đường, thành một biển người chưa từng thấy ở thành phố này. Cờ rợp trời: cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, cờ các nước đồng minh, cờ của các đoàn thể. Khẩu hiệu giăng đầy các con đường lớn: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp!", "Độc lập hay là chết!"… bằng năm thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp, Nga.

Lễ độc lập cử hành đúng 14g chiều. Nhưng mới 12g trưa, dưới mặt trời đứng bóng, các đoàn thể dân chúng, các toán dân quân từ trong các trụ sở ở Châu Thành, từ các vùng ngoại ô kéo về đại lộ Cộng Hòa (tức đại lộ Norodom vừa đổi tên) tập trung sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc, nhạc của Lưu Hữu Phước

Theo thông báo của ban tổ chức buổi lễ, đúng 14g chiều hôm ấy, tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đài tiếng nói Việt Nam (lúc đó đặt tại Bạch Mai nên còn gọi là Đài Bạch Mai) sẽ trực tiếp truyền thanh buổi lễ ở Hà Nội trên làn sóng 32m. Ban tổ chức sẽ tiếp sóng Đài Bạch Mai để đồng bào Sài Gòn nghe bản Tuyên ngôn độc lập qua hệ thống loa phóng thanh đặt dọc theo đường Cộng Hòa và các ngả đường gần đó.

Tuy nhiên, việc tiếp sóng không thành công. Nửa giờ trôi qua, dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: phải chăng có kẻ phá hoại? Mặc dù hoài nghi này không có chứng cớ, song trong bối cảnh lúc đó nó vẫn thuyết phục được nhiều người. Mãi về sau này người ta mới biết lý do của sự cố này: đài phát của ta quá yếu, máy thu của ta quá cũ, thời tiết chiều hôm ấy lại xấu.

Để trấn an quần chúng, ban tổ chức buổi lễ đề nghị ông Trần Văn Giàu phát biểu. Ông Trần Văn Giàu suy nghĩ vài phút, ghi vội lên giấy mấy ý chính, rồi bước lên lễ đài, ứng khẩu một bài diễn văn. Lúc đó, các nhà báo chưa sử dụng máy ghi âm nên ghi lại bài diễn văn bằng phương pháp tốc ký để công bố toàn văn trên các báo xuất bản ở Sài Gòn ngày hôm sau.

Mở đầu, ông Trần Văn Giàu tuyên bố một đổi thay lớn trong lịch sử nước nhà sau Cách mạng Tháng Tám: "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống". Song cuộc hồi sinh của dân tộc đang bị kẻ thù đe dọa: "Kẻ địch toan tính một cuộc âm mưu gác lại ách nô lệ trên cổ 25 triệu đồng bào... Chúng tôi đã nắm được bằng cớ chắc chắn là họ toan dùng võ lực thình lình lật đổ chính phủ dân chủ cộng hòa để đặt lại một quan toàn quyền như thuở trước".

Do đó, ông khuyên đồng bào hãy đề cao cảnh giác: "Mừng thắng lợi, nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi. Bởi vì Việt Nam yêu quí của chúng ta đương gặp một tình cảnh nguy nan. Không khéo lo, nước ta dân ta có thể bị tròng lại ách nô lệ".

Ông Trần Văn Giàu hỏi những người dự lễ: "Đồng bào ở đây có ai thừa nhận một quan toàn quyền cai trị xứ ta không? Có ai chịu bó tay để cho chế độ thực dân - ra mặt hay giấu mặt - trở lại không?". Sau mỗi câu hỏi của ông, cả triệu người đồng thanh đáp lại: "Không! Không! Không!" vang dội một góc trời.

Tiếp sau sự đồng tâm ấy, ông Trần Văn Giàu nhắc lại những điều đã nói với đại diện chính phủ Pháp:

"Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng ký kết với Cộng hòa Pháp những hiệp ước cộng tác về kinh tế, về văn hóa, luôn về binh bị nữa, nếu Pháp công khai thừa nhận quyền độc lập của chúng tôi. Nhược bằng trái lại, các người kể chúng tôi như tôi mọi thì liên hiệp với dân chúng cách mạng Pháp, chúng tôi thề chết (chứ) không nhượng bộ trước bất cứ một sự hăm dọa hay khiêu khích nào". Thay mặt hàng triệu người dân Nam bộ, ông nói lên quyết tâm bảo vệ tổ quốc: "Chúng ta thề cương quyết đứng bên cạnh chánh phủ, chống mọi sự xâm lăng, dầu chết cũng cam lòng".

Ông kết thúc bài diễn văn bằng lời kêu gọi: "Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!".[19]

Bình luận (3)
Nguyen
2 tháng 9 2019 lúc 13:10

Những hình ảnh lịch sử ngày ấy:

+) 2/9/1945Kết quả hình ảnh cho mung ngay quoc khanh những hình ảnh lịch sử

Hình ảnh có liên quan

Hình ảnh có liên quan

Hình ảnh có liên quan

+)2/9/1969:

Kết quả hình ảnh cho ngày 2/9/1969

Kết quả hình ảnh cho ngày 2/9/1969

Vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trút hơi thở cuối cùng để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho tất cả nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới 😥
"Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền nam đang thắng mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười ..."

चित्र में ये शामिल हो सकता है: 4 लोग, लोग बैठ रहे हैं और अंदर

Bình luận (2)
tthnew
2 tháng 9 2019 lúc 13:17

Chúc mừng ngày quốc khánh 2/9! Em xin tặng mỗi người trả lời câu hỏi 1 tk:))

Bình luận (7)
Diệu Huyền
2 tháng 9 2019 lúc 13:39

Bài 23 : Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Bình luận (4)
Aurora
2 tháng 9 2019 lúc 15:32

Ngày mồng 2 tháng 9 ở chỗ chúng em có tổ chức đua thuyền nhưng trời mưa to quá. Em nghe nói Bác Hồ chêts mồng 3 mà ta. Sao các anh lại nố là mồng 2 vậy

Bình luận (12)
Minh Nhân
2 tháng 9 2019 lúc 18:39

Nhìn mấy bạn cmt tôi mắc cười ghê, thôi tặng mỗi bạn 1SP coi như quà nghỉ lễ =))

Bình luận (4)
Ngố ngây ngô
2 tháng 9 2019 lúc 19:59

Những bạn cmt hoặc tick dạo ở đây đều là những thanh niên gương mẫu, lễ ở nhà onl HOC24 :))) Đất nước tự hào về các bạn yeu

Bình luận (15)
Kiêm Hùng
2 tháng 9 2019 lúc 20:34

Hôm nay lễ tui sẽ tick cho mọi người kể cả bl :))

Bình luận (13)
Kiêm Hùng
2 tháng 9 2019 lúc 20:40

Liệt nút tick r mọi người ơi :)), mà s cái này giống là ngày trao tặng GP nhân lễ 2/9 thế nhờ =))

Bình luận (19)
Kiêm Hùng
2 tháng 9 2019 lúc 20:47

Cho mình hỏi mấy bạn một tý nhé, một cuộc phỏng vấn và xin mấy bạn trả lời chân thật nhé :))

NHIỀU BẠN QUA TIẾP XÚC VỚI MÌNH THẤY MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

p/s: để có gì thay đổi tính cách ấy mà =))

Bình luận (25)
tthnew
2 tháng 9 2019 lúc 20:50

Em bắt chước a Hùng:P

NHIỀU BẠN QUA TIẾP XÚC VỚI MÌNH THẤY MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

(để có gì sửa đổi ấy mà:))

Bình luận (14)
Minh Nhân
2 tháng 9 2019 lúc 20:59

Khỏi cần hỏi chắc tui được nhận xét là một trong những người "gắt" nhất cộng đồng rồi =))

Bình luận (20)
minh nguyet
2 tháng 9 2019 lúc 21:46

2/9 nửa buồn nửa vui :((

Chúc mn có ngày 3/9 vui vẻ =)

(Thanh niên đi tick dạo đây:)))

Bình luận (8)
Nguyễn Thị Ngọc Thơ
2 tháng 9 2019 lúc 21:57

T thề dài quá nên t k đọc mà tick luôn :) (Theo chủ nghĩa tiết kiệm quá trình chuyển hóa năng lượng)

Klq nhưng Minh tuần này đứng đầu box Lịch Sử :))

Bình luận (37)
Nguyễn Huyền Trâm
2 tháng 9 2019 lúc 20:33

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Bác đã ra đi nhưng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng những người dân Việt Nam khocroikhocroi

Bình luận (1)
Kiêm Hùng
2 tháng 9 2019 lúc 20:52

Mỗi người làm một câu ''BẠN CẢM THẤY MÌNH NHƯ THẾ NÀO'' để mn nhận xét đi =)

Bình luận (12)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 9 2019 lúc 20:53

Xin chào mn !

QUA TIẾP XÚC KHÁ NHIỀU LẦN, CHO EM HỎI MỌI NGƯỜI CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ EM KHÔNG ?

Bình luận (13)
Trần Thanh Phương
2 tháng 9 2019 lúc 21:02

Đú tí cho kịp trend :) Đừng chửi t là vui ròi @@

Mí anh hai nghĩ về tui như nào :>

Bình luận (46)
Nguyễn Phúc Bình
2 tháng 9 2019 lúc 21:04

Mày báo tin buồn à !!

Bình luận (1)
Lê Thị Thục Hiền
2 tháng 9 2019 lúc 21:16

bít chả liên quan ,nhưng cho hỏi BÌNH LUẬN là TRẢ LỜI hả???

(nói xong nhờ ai đó xóa câu trả lời này với)

Bình luận (4)
Lê Thị Thục Hiền
2 tháng 9 2019 lúc 21:50

Để tiu hát cho chúng bây nghe 1 đoạn nhé:(nhắm mắt và thưởng thức)

Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận

Trùng trùng đòan quân tiến bước theo con đường của Bác

"Nở ngàn hoa chiến quân ta dâng lên người"

Bình luận (7)
👁💧👄💧👁
2 tháng 9 2019 lúc 21:55

Trích dẫn 1 trong những bài báo nói về ngày Quốc Khánh, bài này được đăng lúc 0:00 ngày 2-9-2014.

(VOV5)- 69 năm trôi qua kể từ thời khắc lịch sử ấy, nước Việt Nam ngày càng phát triển và không ngừng nỗ lực khẳng định vị thế của một quốc gia độc lập, tự chủ trên trường quốc tế.


Ngày 2/9/1945, Quốc khánh nước Việt Nam độc lập: Lịch sử, dấu ấn và tương lai - ảnh 1

Ngày này cách đây 69 năm, trước hàng chục vạn đồng bào ở thủ đô Hà Nội, đại diện cho hơn 20 triệu đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đây lịch sử dân tộc Việt Nam sang trang mới, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. 69 năm trôi qua kể từ thời khắc lịch sử ấy, nước Việt Nam ngày càng phát triển và không ngừng nỗ lực khẳng định vị thế của một quốc gia độc lập, tự chủ trên trường quốc tế.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khẳng định Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.

Trang vàng trong lịch sử dân tộc, dấu ấn trong lịch sử thế giới

Ngày 2/9/1945 đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi nhất trong hành trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam trước toàn thế giới. Không chỉ vậy, Tuyên ngôn độc lập còn đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Tuyên ngôn độc lập ra đời cũng đánh dấu thắng lợi của gần một thế kỷ dân tộc Việt Nam kiên cường chống thực dân và phong kiến, là thắng lợi của khát vọng tự do, độc lập. Từ đây với tư cách người chủ thực sự của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang: giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn nhận: “Sự kiện 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập và xác lập nền Dân chủ Cộng hòa không chỉ chấm dứt chế độ đô hộ của phát xít, của thực dân Pháp mà chấm dứt luôn cả chế độ phong kiến. Sự kiện này đưa đất nước Việt Nam sang một thời kỳ lịch sử mới với nền tảng là nền dân chủ cộng hòa để từ sức mạnh của quốc gia độc lập ấy, chúng ta tiếp tục những cuộc kháng chiến giữ nước sau này.”.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 không những khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới, mà còn báo hiệu sự thành lập một chế độ xã hội mới, chính quyền công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu á, mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức, đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại. Giáo sư người Mỹ George Michael cho rằng: Ở tầm quốc tế, sức ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 là vô cùng lớn. Sự kiện này như là một hình mẫu cho các quốc gia bị thực dân đô hộ. Tôi cho rằng việc Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 đã truyền cảm hứng cho các nước cũng phải chịu sự áp bức của chế độ thực dân. Tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam có một niềm tự hào đặc biệt trước sự kiện này vì họ đã giành được độc lập trước tất cả các quốc gia tại khu vực này trong thời gian sau thế chiến thứ II.”


Ngày 2/9/1945, Quốc khánh nước Việt Nam độc lập: Lịch sử, dấu ấn và tương lai - ảnh 2

Cả biển người hân hoan trong niềm vui độc lập


Tiếp sức cho tương lai
69 năm kể từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất nước Việt Nam đang không ngừng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ. Sau hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đạt được những thành tựu to lớn. Sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng lên rất nhiều. Việt Nam được bạn bè thế giới mến phục, coi là biểu tượng của sự ổn định xã hội, tinh thần chiến thắng đói nghèo, đề cao nhân nghĩa trong thế kỷ XXI. Những thành tựu to lớn đã đạt được từ ngày thành lập nước đến nay chứng tỏ sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam.


Ngày 2/9/1945, Quốc khánh nước Việt Nam độc lập: Lịch sử, dấu ấn và tương lai - ảnh 3
Thủ đô Hà Nội ngày nay hiện đại và đẹp lung linh

Trên con đường phát triển, Việt Nam đang phấn đấu để năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề vững chắc để phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn trong các giai đoạn sau. Tiếp tục tinh thần của Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, trong giai đoạn này đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện bằng được mục tiêu đó. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng khẳng định: Đất nước Việt Nam vượt qua nhiều thử thách. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực vượt bậc, thu được những kết quả quan trọng và nhiều kinh nghiệm quý. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đòi hỏi phải quyết tâm cao, sự thống nhất ý chí và hành động, tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ. Chúng ta nguyện làm việc, cống hiến thật xứng đáng với tổ tiên, với lịch sử hào hùng của dân tộc và vì tương lai của các thế hệ mai sau.”

69 năm đã qua, những giá trị dân chủ, công bằng của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đang tiếp sức cho dân tộc Việt Nam đi tới với niềm tin vững chắc. Bản Tuyên ngôn độc lập đã và đang là những sức mạnh tinh thần để dân tộc Việt Nam xây dựng, phát triển đất nước, viết tiếp những dấu ấn trong trang sử vẻ vang của dân tộc./.

..............................................................................Sưu tầm........................

Bình luận (8)

Các câu hỏi tương tự
Nông Hoàng Đức
Xem chi tiết
Nhật Phương Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỷ Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc An Nhiên
Xem chi tiết
hoàng ny
Xem chi tiết
BVP1
Xem chi tiết
범억하영
Xem chi tiết
Juhi Michael
Xem chi tiết
Phương Huyền Hà
Xem chi tiết