Một vật có khối lượng m = 8 kg đang chuyển động với gia tốc có độ lớn a = 2 m / s 2 . Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng
A. 16 N.
B. 8 N.
C. 4N.
D. 32 N.
Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu ?
A. 3,2 m/ s 2 ; 6,4 N. B. 0,64 m/ s 2 ; 1,2 N.
C. 6,4 m/ s 2 ; 12,8 N. D. 640 m/ s 2 ; 1280 N.
Bài 6. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên sàn. Tác dụng vào vật một lực kéo theo phương ngang, có độ lớn bằng 7 N. Sau 10 s, vật đạt vận tốc 5 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính
a. Gia tốc của vật. b. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn.
Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động thẳng biến đổi đều trên mặt đường nằm ngang với gia tốc a = 2 m/s2 tính áp lực vật tác dụng lên mặt đường và độ lớn của lực kéo biết hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là ut = 0,2 A.F=5N, N=2N B.F=15N, N=3N C.F=2N, N=5N D.F=3N, N=1,5N
Một vật khối lượng m = 1 kg đang chuyển động trên đường nằm ngang không ma sát, với tốc độ v0 thì chịu tác dụng của lực F, lực F có độ lớn 6 N và ngược hướng với chuyển động của vật. Chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của vật bằng
A. -6 m / s 2
B. 3 m / s 2
C. -3 m / s 2
D. 6 m / s 2
Một vật có khối lượng m = 4,0 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực F hợp với hướng chuyển động một góc α = 30o (Hình 21.6) . Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μt = 0,30. Tính độ lớn của lực để:
a) Vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2.
b) Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2.
Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2 . Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,6 N, nhỏ hơn
B. 16 N, nhỏ hơn
C. 160 N, lớn hơn
D. 4 N, lớn hơn.
Một vật có khối lượng 200 g chuyển động với gia tốc 0 , 3 m / s 2 . Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 60 N
B. 0,06 N
C. 0,6 N
D. 6 N
Một vật có khối lượng m = 3 kg nằm yên trên sàn nhà. Dưới tác dụng của hợp lực Fhl theo phương ngang và có độ lớn không đổi Fhl = 1,8 N, vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. 1. Hãy tính: a) Gia tốc của vật ? b) Vận tốc và độ dịch chuyển khi vật chuyển động được 6 giây ? 2. Sau khoảng thời gian trên lực kéo ngừng tác dụng, vật chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại. Biết khoảng thời gian từ lúc vật chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại là 4 giây. a) Tính độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian trên ? b) Tính độ lớn của lực cản tác dụng lên vật ?