một vật AB = 10cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính có độ tụ D = 10dp, cách thấu kính 20cm. Thấu kính này là thấu kính gì? Có tiêu cự là bao nhiêu ?
Vật kính của một kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 90 cm, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. Để thu ảnh Mặt Trăng trên phim, người ta đặt phim sau thị kính một khoảng 10 cm. Xác định khoảng cách giữa hai thấu kính.
A. 120 cm.
B. 100cm.
C. 80 cm.
D. 150 cm.
Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một thấu kính hội tụ, cho một ảnh thật cách thấu kính 60cm. Nếu thay thấy kính hội tụ bằng thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và đặt đúng vào chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh của AB sẽ nằm cách thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính hội tụ là:
A. f = 30 c m .
B. f = 25 c m .
C. f = 40 c m .
D. f = 20 c m .
1. Thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 40cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính và cách thấu kính một khoảng là d.
a. Tính độ tụ của kính
b. Khi d = 20cm. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại của ảnh
c. Thấu kính được giữ cố định, dịch chuyển vật lại gần thấu kính 10cm, thấy ảnh lúc sau cao gấp 4 lần ảnh trước. Xác định d
Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20. Một vật sang AB cao 2cm đặt trước thấu kính cách thấu kính một khoảng d
a, tính độ tụ của thấu kính
b, xác định vị trí, tính chất,chiều và độ lớn của ảnh? Biết d=60cm,40cm,20cm,15cm,5cm
c, vẽ ảnh của vật trong trường hợp d=20cm
Thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính một đoạn 5 cm thì ảnh dịch chuyển lại gần hơn so với lúc đầu một đoạn 90 cm và có độ cao bằng một nửa so với ảnh lúc đầu. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính?
A. 20 cm
B. 90 cm
C. 30 cm
D. 45 cm
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Xác định vị trí của vật thật để ảnh qua thấu kính lớn gấp 5 lần vật?
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Độ tụ của thấu kính tính theo đơn vị điôp là
A. 5
B. 0,2
C. 0,5
D. 2