Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 10 cm, dao động cùng pha, cùng tần số f = 15 Hz. Gọi A là đường trung trực của AB. Xét trên đường tròn đường kính AB, điểm mà phần tử ở đó dao động với biên độ cực tiểu cách A một khoảng nhỏ nhất là 1,4 cm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là
A. 0,42 m/s
B. 0,84 m/s
C. 0,3 m/s
D. 0,6 m/s
Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp P và Q cách nhau 19 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là u P = u Q = 4 cos ( 20 π t ) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là điểm trên bề mặt chất lỏng gần đường thẳng PQ nhất sao cho PM < QM và phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn P. Khoảng cách MQ bằng
A. 20 cm
B. 4 cm
C. 16 cm
D. 8 cm
Một sóng cơ có tần số 20 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc độ truyền sóng là 2 m/s. Các phần tử chất lỏng dao động trên phương thẳng đứng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng nằm cùng trên một phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm, với điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại một thời điểm, điểm N hạ xuống thấp nhất, hỏi sau đó một thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất ?
A. 1/80 s
B. 3/20 s
C. 7/160 s
D. 3/80 s
Một sóng cơ có tần số 20 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc độ truyền sóng là 2 m/s. Các phần tử chất lỏng dao động trên phương thẳng đứng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng nằm cùng trên một phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm, với điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại một thời điểm, điểm N hạ xuống thấp nhất, hỏi sau đó một thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất?
A. 1/80 s
B. 7/160 s
C. 3/80 s.
D. 3/20 s
Ở mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = acos20πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM bằng
A. 4 cm.
B. 2,5 cm.
C. 5 cm.
D. 2 cm
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u A = u B = 4cos50πt, (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn A, khoảng cách MA nhỏ nhất là
A. 7,2 cm
B. 9,6 cm
C. 4,8 cm
D. 6,4 cm
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u A = u B = 4cos50πt, (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn A, khoảng cách MA nhỏ nhất là
A. 7,2 cm.
B. 9,6 cm.
C. 4,8 cm.
D. 6,4 cm.
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u A = u B = 4 cos 100 πt (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn A. Khoảng cách MA nhỏ nhất là
A. 6,4 cm.
B. 8 cm.
C. 5,6 cm.
D. 7 cm.
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 50 cm dao động cùng pha, cùng chu kì T = 0,2 s. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 40 cm/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Biết phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại, M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng
A. 2
B. 2,04
C. 2,15
D. 2,8