Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có 100% cây hoa đỏ. Ở F3, cây hoa trắng chiếm 17,5%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ xuất phát, có 60% số cây thuần chủng.
II. Ở các thế hệ tiếp theo, tần số alen và tỉ lệ kiểu gen sẽ thay đổi.
III. Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì ở F5 có 96% cây hoa đỏ.
IV. Ở F3, tổng cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 95%.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.
Để tìm tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát P, chúng ta sử dụng công thức giải nhanh số 9: “Nếu thế hệ xuất phát có kiểu hình lặn (aa) chiếm tỉ lệ x, đến thế hệ Fn có kiểu hình lặn (aa) chiếm tỷ lệ y ( y ≥ x ) thì kiểu gen Aa ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ = y - x . 2 n - 1 2 n - 1 . |
Ở bài này, x = 0; y = 0,175 và n = 3.
→ Ở thế hệ xuất phát, kiểu gen Aa có tỉ lệ = 0 , 175 - 0 . 2 3 + 1 2 3 - 1 = 0 , 175 . 2 4 7 = 0,4.
Vì aa = 0 và Aa = 0,4 → Kiểu gen AA có tỉ lệ = 1 – 0,4 = 0,6.
- Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,6AA : 0,4Aa. → I đúng.
- Quá trình tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen → II sai.
- P có tỉ lệ kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa cho nên tần số a = 0,2. Vì tần số alen không thay đổi qua các thế hệ tự thụ phấn nên ở F3 tần số a = 0,2.
Vậy, ở F4 tỉ lệ kiểu hình hoa trắng (aa) = (0,2)2 = 0,04.
→ Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ (A-) = 1 – 0,04 = 0,96 = 96%. → III đúng.
- Vì P có kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa nên đến F3 có tỉ lệ Aa = 0,05.
→ Tổng cá thể thuần chủng = 1 – 0,05 = 0,95 = 95%. → IV đúng.