Chọn đáp án D.
Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.
Chọn đáp án D.
Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.
Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa màu trắng. Xét một quần thể đang cân bằng di truyền có số lượng cây hoa màu đỏ gấp 3 lần số cây hoa màu trắng. Tần số của alen A và alen a trong quần thể trên là:
A. A = 0,5 vào a = 0,5
B. A = 0,25 vào a = 0,75
C. A = 0,75 vào a = 0,25
D. A = 0,7 vào a = 0,3
Ở mèo gen D nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn d quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo cân bằng di truyền về gen qui định màu lông có 10% mèo đực lông đen vào 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái . Tính theo định luật Hacdi – Vanbec, số lượng mèo có màu lông tam thể trong quần thể là bao nhiêu?
A. 32%
B. 16%
C. 2%
D. 8%
Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm và tỷ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11220
B. 11180
C. 11020
D. 11260
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, biết A (thân cao) trội hoàn toàn so với a (thân thấp), B(hoa vàng) trội hoàn toàn so với b (hoa xanh). Hai gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Một quần thể cân bằng di truyền có A= 0,2 ; B= 0,6. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa xanh trong quần thể là:
A.0,0144
B.0,1536
C.0,0576
D.0,3024
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ ban đầu là 0,54AA : 0,36Aa : 0,10aa. Cho biết các cá thể aa không có khả năng sinh sản . Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu genở thế hệ F1 là:
A. 0,70AA : 0,20Aa : 0,10aa.
B. 0,5184AA : 0,4032Aa : 0,0784aa.
C. 0,63AA : 0,18Aa : 0,19aa.
D. 0,54AA : 0,36Aa : 0,10aa.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại?
(1) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường sống do đó làm phong phú vốn gen quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi do đó trong môi trường ổn định vốn gen của quần thể không biến đổi.
(3) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó sẽ làm biến đổi tần số các cá thể có kiểu hình khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Cho các phép lai sau:
(1) AaBb × Aabb. (2) AaBb × aabb. (3) Aabb × aaBb.
(4) Ab/aB x ab/ab (có hoán vị với tần số 50%). (5) Ab/aB x Ab/ab. (6) Ab/ab x aB/ab.
Tính theo lí thuyết, số phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Cho một số phát biểu về gen ngoài nhân:
(1) Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
(2) Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
(3) Các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
(4) Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới được.
(5) Tính trạng do gen ngòai nhân quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2