một quả cầu làm bằng kim loại có khối lượng riêng D=7500kg/\(m^3\) nổi trên mặt nước, tâm quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước. bên trong quả cầu có một phần rỗng thể tích \(V_o\). biết khối lượng của quả cầu là 350g, khối lượng riêng của nước \(D_n=10^3kg\)/\(m^3\).
a, tính\(V_0\)
b,bơm nước vào phần rỗng của quả cầu. hỏi phải bơm khối lượng nước là bao nhiêu để quả cầu bắt đầu chim toàn bộ trong nước?
Câu 3 (4,0 điểm): Một quả cầu đặc đồng chất có khối lượng M = 12kg, bán kính R = 16cm được thả vào một hồ có mực nước sâu H = 3,5m.
a. Quả cầu sẽ nổi hay chìm trong nước? Vì sao? Biết khối lượng riêng của nước là Dn = 1000kg/m3; thể tích hình cầu được tính bằng công thức V =R3.
b. Người ta buộc quả cầu vào một dây xích bằng đồng có chiều dài lđ = 3,5m và khối lượng mđ = 7kg rồi thả lại vào hồ nước, bây giờ quả cầu lơ lửng trong nước. Hỏi khi đó tâm quả cầu cách mặt nước một khoảng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là Dđ = 8800kg/m3; khối lượng dây xích được phân bố đều theo chiều dài của dây.
Nhấn chìm một mẩu gỗ xuống đáy của bình nước, sau đó thả tay để mẩu gỗ nổi lên. Trong quá trình mẩu gỗ nổi lên, thế năng của hệ gồm nước và mẩu gỗ thau đổi thế nào?
Có hai bình giống nhau, bình 1 có quả cầu kim loại 1, bình 2 có quả cầu kim loại 2 và quả cầu kim loại 3. Ba quả cầu 1, 2 và 3 giống nhau có nhiệt độ t = 1000C. Đổ nước ở nhiệt độ t0 = 200C vào đầy bình 1 và đầy bình 2. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước ở bình 1 là t1 = 24,90C, nhiệt độ nước ở bình 2 là t2 = 30,30C. Các quả cầu ngập hoàn toàn trong nước và coi rằng chúng chỉ trao đổi nhiệt với lượng nước trong bình. Tính khối lượng riêng của kim loại. Cho nhiệt dung riêng của nước là c0 = 4200J/kgK, khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của kim loại là c = 868J/kgK. mọi người giúp mình với ạ mình đang cần gấp ạ cảm ơn mọi người
Hãy giải thích tại sao nước biển đựng trong một cái cốc thì không có màu xanh mà biển lại có màu xanh
Gợi ý: Để giải thích, hãy làm thí nghiệm như sau. Lấy hai cốc giống nhau, có thành và đáy bằng thủy tinh trong suốt. Đổ đầy nước trong vào một cốc rồi pha một ít mực xanh vào đó. Khi mực đã tan đều thì sẻ một ít sang cốc kia. Đặt hai cốc trên một tờ giấy trắng. Hãy quan sát chúng theo phương ngang và theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và rút ra nhận xét cần thiết để giải bài này.
hai bình cách nhiệt giống hệt nhau. Bình 1 chứa 1 quả cầu kim loại. Bình 2 chứa hai quả cầu kim loại. Ba quả cầu kim loại giống nhau và đều ở 100 độ C. Người ta đổ đầy nước ở 20 độ C vào đầy hai bình. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là 24,9 độ C , ở bình 2 là 30,3 độ C. Tính khối lượng riêng của kim loại dùng làm quả cầu. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, của kim loại là 868J/kgK và khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3
Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể dùng như dụng cụ nào ở trên?
Một cục nước đá đặc có một miếng gỗ nằm ở bên trong , tổng khối lượng của nước đá và gỗ là 2,1 kg. Thể tích phần nước đá gấp 3 lần thể tích miếng gỗ. Thả cục nước đá vào một bình đựng nước hình trụ có đáy phẳng nằm ngang, diện tích đáy là 300 cm^2, bên trong đựng 3 lít nước thì cục nước đá nổi. Khối lượng riêng của nước, nước đá và gỗ lần lượt lần lượt là 1000kg/m^3, 800kg/m^3 và 600kg/m^3. Thành bình đủ cao để nước không tràn ra ngoài. Áp suất khí quyển là 10^5 N/m^2.
a, Tính thể tích miếng gỗ
b, Tính độ cao mực nước so với đáy bình khi nước đá chưa tan.
c, Tính áp suất ở đáy bình
d, Khi nước đá tan hết thì độ cao mực nước trong bình có thay đổi không? Tại sao?
: Trong bình hình trụ,tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15cm .Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8cm.
a)Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu ?(Biết khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1g/cm3 ; D2 = 0,8g/cm3
b)Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh, biết thanh có chiều dài l = 20cm ; tiết diện S’ = 10cm2.