Một người đàn ông đến đồn cảnh sát và nói rằng anh ta bị cướp. Nhân viên cảnh sát yêu cầu tả chính xác những gì đã xảy ra. Người này giải thích: “Tôi đang trên đường đến ngân hàng với 100.000 USD trong cặp tài liệu. Đột nhiên, một người đàn ông mặc đồ đen, đeo mặt nạ và găng tay tấn công tôi, giật lấy chiếc cặp và bỏ chạy”.
Nhân viên cảnh sát nhận ra một vết cắt còn mới trên mặt người đàn ông và hỏi liệu đó có phải hậu quả của cuộc tấn công hay không. Người đàn ông trả lời: “Vâng, kẻ tấn công đeo một chiếc nhẫn bạc trên tay trái”. Cảnh sát lập tức biết anh ta nói dối. Tại sao?
Nạn nhân” nói rằng kẻ tấn công đeo một đôi găng tay màu đen. Như vậy, ông ta không thể nhìn thấy chiếc nhẫn đeo trên tay kẻ cướp.
Trong trường hợp này, đa phần độc giả sẽ bị cuốn theo câu chuyện của người đàn ông, tin tưởng vào độ tin cậy trong lời nói của “nạn nhân” mà ít để ý tới các chi tiết vô lý.
“Nạn nhân” nói rằng kẻ tấn công đeo găng tay, do đó không thể biết được anh ta đeo nhẫn bạc.
ÔNG NÀY BỊ CƯỚ CHỨ ĐÂU PHẢI BỊ BẠO LỰC ĐÂU VÀ KẺ CƯỚ ĐEO GĂNG TAY RỒI MÀ ỔNG VẪN NHÌN THẤY CHIẾC NHẪN THÌ CHẮC CHẮN ÔNG TA NÓI DỐI.
K K NHA
Vì tên cướp đeo găng tay mà người đó vẫn nhìn thấy chiếc nhẫn bạc là vô lí
Đeo găng tay mà nhìn thấy nhẫn ư ?
Vì “Nạn nhân” nói rằng kẻ tấn công đeo găng tay màu đen, do đó “Nạn nhân” không thể biết được kẻ tấn công đeo nhẫn bạc.