Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định thoa vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F 1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa vàng, quả tròn thuần chủng chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. F 1 có 59% số cây hoa đỏ, quả tròn
B. F 1 có 10 loại kiểu gen
C. F 1 có 8% số cây đồng hợp tử về cả 2 cặp gen
D. F 1 có 16% số cây hoa vàng, quả tròn
Đáp án C
A : hoa đỏ >> a : hoa trắng
B : quả tròn >> b : quả dài
P: (cây hoa đỏ, quả tròn) x (cây hoa đỏ, quả tròn) → F1 gồm 4 loại kiểu hình (A-B-, A-bb,aaB-,aabb) → kiểu gen của P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb)
- Số cây hoa vàng, quả tròn thuần chủng a B a B = 4% (vì hoán vị ở 2 giới với tần số như nhau nên ta có:
4% a B a B =20%ab x 20% a b → ab = 50% - 20% = 30% → a b a b = 30%.30% = 9%)
→ F1 có số cây hoa đỏ, quả tròn (A-B-)=50% + 9% = 59% → A đúng
- P dị hợp 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST có hoán vị gen xảy ra ở 2 giới → F 1 có 10 loại kiểu gen → B đúng
- C sai vì chỉ tính riêng 2 tỉ lệ đồng hợp
A b a B + a b a b = 4% + 9% = 13% >8%
- D đúng, tỉ lệ vàng, tròn (aaB-) = 25% - 9% = 16%