Đến mùa sinh sản, một con cá hồi bơi ngược dòng để vượt một quãng đường 240km. Vận tốc dòng nước là 3km/h. Nếu vận tốc bơi của cá khi nước yên lặng là v(km/h) thì năng lượng tiêu hao của con cá trong t giờ được cho bởi công thức E(v)=cv3 t, trong đó c là hằng số, E được tính bằng jun. Tìm vận tốc của con cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao là ít nhất.
A. 5km/h
B. 6km/h
C. 9km/h
D. 92km/h
Số lượng cá thể của một loài sinh vật bị suy giảm trong 10 năm theo cách : số lượng năm sau bằng 95% số lượng năm trước đó. Tại thời điểm chọn làm mốc thời gian loài này có 5000 cá thể. Công thức nào sau đây diễn tả số lượng cá thể (kí hiệu N) của loài theo thời gian t (tính bằng năm, 0 ≤ t ≤ 10 ) ?
A. N = 5000 . ( 1 + 0 , 95 ) t
B. N = 5000 . ( 0 , 95 ) t
C. N = 5000 . e - 0 , 95 t
D. N = 5000 . e - 0 , 05 t
Một hợp tác xã nuôi cá thí nghiệm trong hồ. Người ta thấy rằng nếu trên mỗi đơn vị diện tích của mặt hồ có n con cá thì trung bình mỗi con cá sau một vụ cân nặng P ( n ) = 480 - 20 n ( g a m ) . Hỏi phải thả bao nhiêu cá trên một đơn vị diện tích của mặt hồ để sau một vụ thu hoạch được nhiều gam cá nhất?
A. 12.
B. 24.
C. 6.
D. 32.
Chiều dài (tính bằng xentimet) của một loài cá bơn ở Thái Bình Dương theo tuổi của nó (kí hiệu là t, tính bằng năm) được ước lượng bởi công thức f ( t ) = 200 ( 1 - 0 , 956 e - 0 , 18 t ) . Một con cá bơn thuộc loài này có chiều dài 140cm. Hãy ước lượng tuổi của nó.
A. 2,79 năm
B. 6,44 năm
C. 7,24 năm
D. 12,54 năm
Một con cá bơi ngược dòng sông để vượt một quãng đường là 300 km. Vận tốc chảy của dòng nước là 6 km/h. Gọi vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên là v (km/h) và khi đó năng lượng tiêu hao của cá trong t giờ được tính theo công thức E v = k . v 2 . t trong đó k là hằng số. Vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao ít nhất là.
A.6 km/h
B.9 km/h
C.12 km/h
D.15 km/h
Một quần thể vi khuẩn lúc đầu có 200 cá thể và cứ sau một ngày thì số lượng cá thể tăng lên gấp ba lần. Tìm công thức biểu thị số lượng cá thể (kí hiệu N) của quần thể này sau t ngày kể từ lúc ban đầu.
A. N ( t ) = 200 . t 3
B. N ( t ) = 200 . 3 t
C. N ( t ) = 200 . e 3 t
D. N ( t ) = 200 . e t 3
Một quần thể vi khuẩn bắt đầu từ 100 cá thể và cứ sau 3 giờ thì số cá thể lại tăng gấp đôi. Bởi vậy, số cá thể vi khuẩn được biểu thị theo thời gian t (tính bằng giờ) bằng công thức N ( t ) = 100 . 2 t 3 . Hỏi sau bao lâu thì quần thể này đạt đến 50000 cá thể (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
A. 36,8 giờ
B. 30,2 giờ
C. 26,9 giờ
D. 18,6 giờ
Số lượng cá thể của một mẻ cấy vi khuẩn sau t ngày kể từ lúc ban đầu được ước lượng bởi công thức N ( t ) = 1200 . ( 1 , 148 ) t . Hãy tính số lượng cá thể của mẻ vi khuẩn ở hai thời điểm: ban đầu và sau 10 ngày. Làm tròn kết quả đến hàng trăm có kết quả là:
A. 1200 và 4700 cá thể
B. 1400 và 4800 cá thể
C. 1200 và 1400 cá thể
D. 1200 và 4800 cá thể
Số lượng cá thể của một mẻ cấy vi khuẩn sau t ngày kể từ lúc ban đầu được ước lượng bởi công thức N ( t ) = 1200 . ( 1 , 48 ) t . Sau bao lâu thì số lượng vi khuẩn đạt đến 5000 cá thể? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười
A. 10,3 ngày
B. 12,3 ngày
C. 13,0 ngày
D. 61,7 ngày