Món quà của con gái
Chuyện kể rằng, cách đây không lâu có một người đàn ông đã phạt đứa con gái năm tuổi của ông vì phí phạm một cuộn giấy gói màu vàng đắt tiền. Điều kiện kinh tế của gia đình ông ta lúc ấy hơi khó khăn, và ông ta bực mình vì em bé đã dùng cuộn giấy vàng ấy để trang trí một cái hộp nhỏ rồi đặt nó dưới cây Giáng sinh. Tuy nhiên, vào sáng hôm sau đứa con gái nhỏ đã mang hộp quà ấy đến tặng người cha và nói:
- Thưa cha, món quà này con dành cho cha. Lúc ấy, người cha cảm thấy bối rối vì sự phản ứng mạnh mẽ thái quá của ông ta trước đó, nhưng rồi sự bực tức của ông lại bùng lên một lần nữa khi thấy cái hộp trống không. Ông ta mắng con bé với giọng gắt gỏng:
- Này con, khi con muốn tặng cho ai một món quà thì phải có cái gì đó ở bên trong gói quà chứ? Đứa bé ngước mắt nhìn người cha và nói trong nước mắt:
- Ồ không, thưa cha, đây không phải cái hộp rỗng, vì con đã thổi những nụ hôn của con vào trong đó cho đến khi nó đầy mới thôi. Người cha vô cùng xúc động khi nghe con gái nói vậy. Thế là ông ta quì gối xuống, ôm đứa con gái bé bỏng vào lòng và xin lỗi về sự bực tức không đáng có của mình. (Những bài học bình dị, tr. 7)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện trên.
Gợi ý làm nha.
Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện trên.
Ví dụ: Một trong số các câu chuyện để lại cho tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ nhất là Món quà của người con gái.
Thân bài:
- Nêu nội dung khái quát câu chuyện:
+ Kể về việc người con gái tặng cho bố nhiều nụ hôn trong chiếc hộp mặc dù nhìn bình thường thì người ta sẽ nghĩ đó là chiếc hộp rỗng.
- Bài học cuộc sống rút ra:
+ Chúng ta không nên cáu ghắt, tức giận với những việc làm của người thân, người xung quanh mình. Bởi thật ra chúng ta còn chưa hiểu mọi việc rõ ràng để tỏ thái độ.
+ Không nên hành động trong lúc giận dữ.
+ Cần biết yêu thương, nhẫn nại với mọi người xung quanh. Đặc biệt là người thân yêu của mình.
- Bàn luận:
+ Cần biết kiểm soát hành động, suy nghĩ của mình và đừng vì hành động nhỏ của bản thân trong sự bực tức không đáng có mà tạo tổn thương lớn cho người thân của bạn.
- Phân tích:
+ Câu chuyện là một lời cảnh tỉnh cho bản thân chúng ta.
+ Không nên sống quá bốc đồng, dễ giận dữ.
+ Cần làm người ôn hòa, biết nhìn rộng mọi chuyện.
- Nêu lên thực trạng hiện nay:
+ Ví dụ như trong gia đình, một số người con dễ dàng nổi nóng với cha mẹ mà không nhớ đến những gì cha mẹ làm cho mình.
=> Đây là hành động đáng phê phán.
+ Hơn thế, ví như hai người bạn chơi thân với nhau vì một lỗi lầm nhỏ của người kia mà giận nhau cuối cùng cả hai đều buồn và không vui vẻ.
+ ....
- Thông điệp:
+ Hãy luôn yêu thương, tin tưởng người thân của mình.
+ Đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà làm tổn thương đến mọi người xung quanh.
Kết bài:
- Liên hệ bản thân. (Kể ngắn gọn lại lần mình từng phạm lỗi như người bố trong truyện và bài học mình nhớ đến giờ là gì?)
- Khẳng định lại suy nghĩ của em. (Ví dụ: Khép lại bài văn trên, chúng ta hiểu được thế nào là nên đối xử đúng mực với mọi người, người thân của mình. Hãy luôn yêu thương nhau, hãy luôn nhớ đến ưu điểm của nhau và chỉ đánh giá sự việc khi mình hiểu hết việc đó để tránh gây ra hối hận đáng tiếc).