câu 1:
Đất trồng cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững
1.Đất trồng có tầm quan trọng đối với cây trồng là: đất trồng là môi trường cung cấp nước , chất dinh dưỡng, ô xi cho cây và giữ cho cây đứng vững
2.Độ chua, độ kiềm của đất là độ chua, độ kiềm đo được trong đất và xác định bởi chỉ số pH.
-Biện pháp khắc phục PH<6,5: cần thực hiện tác động bằng cách bổ sung thêm vôi để trung hòa lại đất, khi đất chua được bổ sung thêm vôi sẽ giúp chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan và cải thiện được cấu trúc đất. Từ đó cung cấp các dưỡng chất cho cây như: Ca, Mg,...Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu cơ.
-Biện pháp khắc phục PH>6,5 :
+Biện pháp cải tạo đất kiềm bằng cách bổ sung thêm các nguyên tố như: Lưu huỳnh, sắt sunphat… để gây axit hóa, làm biến đổi và trung hòa pH của đất trồng. Bởi vì, loại đất này sẽ khiến cho các nguyên tố Mangan, Sắt … khó tan, gây ra mất cân bằng với Canxi trong đất, gây ra hiện tượng vàng, úa ở những bộ phận mới tăng trưởng ở cây trồng; gây ra các bệnh thối rễ...
+Việc bón phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S ngoài có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất mà còn giảm độ kiềm của đất.
P/s: đây là cách cải tạo đất kiềm PH>7,5, còn đất trung bình thì mình kh biết:D
3.Những biện pháp thường dùng để cải tạo đất: canh tác, thủy lợi,bón phân
4.Phân bón là thức ăn do con người tạo ra và cung cấp cho cây trồng
- Phân bón được chia làm ba nhóm: phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
5. Phân hữu cơ gồm: phân chuồng,phân bắc, phân rác ,phân xanh,than bùn , khô dầu,...
- Phân bón được bón hợp lí có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất,làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
6.Những điều kiện cần thiết:
-Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất ,tỉ lệ hại lép thấp ,không bị sâu,bệnh,...
-Có thể bảo quản hạt giống trong chum ,vại ,bao,túi kín hoặc trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động. Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thấp,kín.
-Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu , mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.
7.
Biện pháp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại | Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài | Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh |
Biện pháp thủ công | Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh | Hiệu quả thấp, tốn công, khi sâu bệnh quá nhiều thì không thể sử dụng |
Biện pháp hóa học | Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công | Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng |
Biện pháp sinh học | Hiệu quả cao không gây ô nhiễm | Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh |
Biện pháp kiểm dịch thực vật | Ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm | Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới |
Xong rồi:D