Chào mọi người, mình là Minh đây. Mình hôm nay sẽ chia sẻ tiếp cho các bạn những kiến thức liên quan đến kỳ thi chuyên đây.
Ở phần trước, mình cũng đã nói về phần Phương trình - Hệ phương trình rồi.
Bạn có thể tham khảo tại đây:
https://hoc24.vn/cau-hoi/hello-moi-nguoi-minh-la-binh-minh-moi-nguoi-tren-web-hay-goi-minh-la-san-sai-sun-rang-etc-noi-chung-la-moi-nguoi-co-the-goi-minh-la-gi-cung-d.8359703531873.
Thì hôm nay mình sẽ nói về phần thứ 2 của kỳ thi chuyên là phần Số học.
Phần số thì chia ra 4 phần:
- Lý thuyết chia hết trên tập nguyên
- Số chính phương
- Số nguyên tố, hợp số
- Phương trình nghiệm nguyên.
Hôm nay mình sẽ đi vào 2 phần đầu tiên của phần này:
Phần đầu tiên mà mình muốn nói là phần lý thuyết chia hết trên tập nguyên.
Một số tính chất quan trọng:
`a vdots b, b vdots c <=> a vdots c`.
`a vdots b, b vdots a <=> a = +-b`
`a.b vdots m mà (m,b)=1 <=> a vdots m`
`a vdots m, b vdots m -> (a+-b) vdots m`
`a vdots b, c vdots d <=> ac vdots bd`
Trong `n` số nguyên liên tiếp tồn tại 1 số tự nhiên chia hết cho `n`.
`a^n-b^n vdots a-b`
`a^n+b^n vdots a+b` nếu `n` không chia hết cho `2.`
Bằng cách vận dụng các tính chất này và sử dụng các biến đổi tương đương thì khả năng cao là bạn sẽ giải được dạng này thôi ạ.
Ví dụ cho dạng này:
Chứng minh tích 5 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 120.
Chứng minh `n(n^2+11) vdots 6, mn(m^2-n^2) vdots 6, n(n+1)(2n+1) vdots 6`.
Chứng minh `ax^2+bx+c in ZZ, forall x in ZZ` khi và chỉ khi `2a,a+ b, c in ZZ`.
Chứng minh `20^n+16^n -3^n-1 vdots 323`.
Tìm `x,y` nguyên dương sao cho `x+3 vdots y` và `y+3 vdots x`.
Tiếp theo là về số chính phương.
Các tính chất bạn cần phải nắm chắc:
Số chính phương chỉ có thể có chữ số tận cùng bằng 0, 1, 4, 5, 6, 9. Số chính phương không thể có chữ tận cùng bằng 2, 3, 7, 8.
Số chính phương chỉ có thể có một trong hai dạng 4n hoặc 4n + 1. Không có số chính phương nào có dạng 4n + 2 hoặc 4n + 3.
Khi phân tích ra thừa số nguyên tố, số chính phương chỉ chứa các thừa số nguyên tố với số mũ chẵn.
Số chính phương chỉ có thể có một trong hai dạng 3n hoặc 3n + 1. Không có số chính phương nào có dạng 3n + 2.
Số chính phương chia hết cho p(p nguyên tố) thì chia hết cho `p^2`.
Số chính phương lẻ chia 8 dư 1.
Số chính phương chia 3, 4 dư 0,1; chia 5 dư 0, 1, 4.
`n^2<k<(n+1)^2` thì `k` không là số chính phương.
`a.b` chính phương, `a` chính phương thì `b` chính phương.
Vận dụng các tính chất trên, các bạn hãy thử sức với những câu sau:
Cho:
Cho `B =1.2.3 2.3.4 ... k.(k+1).(k+ 2)` với k là số tự nhiên. Chứng minh
rằng `4B + 1` là số chính phương.
Tìm `x` nguyên dương để `4x^3+14x^2+9x-6` là số chính phương
Tìm `n in NN` để `n^2+17` là số chính phương
Tìm `p, q` nguyên tố biết `p+q` và `p+4q` chính phương.
Cho số tự nhiên `n >= 2` và số nguyên tố p thỏa mãn `p -1` chia hết cho `n` đồng thời `n ^3-1` chia hết cho `p`. Chứng minh rằng `n +p` là một số chính phương.
Okay, bữa nay mình đi đến đây thôi, có lẽ hẹn mọi người vào những buổi tiếp theo. Chào mọi người, chúc mọi người buổi tối vui vẻ.
P/s: Ai có ý tưởng hay làm được bài thì đăng lời giải vào đây nhaaa, mình sẽ nhờ CTVVIP hoặc giáo viên tick cho nhé.
Nếu các bạn vẫn còn vài điều băn khoăn hay muốn hỏi trực tiếp để xin tài liệu ôn thi chuyên Toán thì nhắn với tớ qua: Facebook: https://www.facebook.com/stfu.calcius/ nha!
Ở một vùng ngoại ô có hai chàng trai sống trong một khu nhà. Một người tên là Điền, một người tên là Lâm. Hôm đó, tuyết rơi rất nhiều. Cảnh sát Vương và các trợ thủ nhận được điện thoại của Điền nói rằng Lâm bị người ta bắn chết. Họ lập tức đến hiện trường, chỉ thấy Lâm đang nằm dưới sàn nhà, trên đầu có một vết đạn. Điền nói: "Lúc đó tôi đang ngồi ăn lẩu với Lâm, tự dưng có một kẻ mặt đồ đen, đeo kính đen, cầm súng nhắm thẳng vào đầu Lâm và bắn chết cậu ấy rồi chạy mất. Dựa trên lời khai của Điền, hãy cho biết ai là hung thủ của vụ án này?
Bạn nào trả lời được và giải thích đầy đủ thì mình cho 1 like
Hello mọi người, mình là Bình Minh, mọi người trên web hay gọi mình là săn sai, sún răng, etc, ... nói chung là mọi người có thể gọi mình là gì cũng được, miễn rằng mọi người thấy hay hay là oke hết ha.
Mình là một học sinh trường chuyên, và mình cũng vừa trải qua một kỳ thi vào 10 và chuyên Toán. Mình muốn chia sẻ với mọi người một số cái bí quyết của mình cho các em 2k9, 2k10, ... muốn có ý định thi vào môn chuyên là Toán hay là có đam mê về toán.
Về cái đề thi Toán chuyên thì mỗi tỉnh sẽ có cấu trúc đề khác nhau, và cách phân chia điểm khác nhau, thậm chí trong 1 tỉnh có 2 trường chuyên, cũng có thể có cách chia điểm khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên, những phần trong đề thi lại hoàn toàn giống nhau nên mình sẽ lấy ví dụ đề thi Nghệ An làm đề thi mà mình đi sâu vào trong nhất.
Cấu trúc đề thi chuyên thì gồm 5 phần là Phương trình - Hệ phương trình, Số học, Hình học, Bất đẳng thức, Tổ hợp.
Làm hết một đề thi chuyên Toán thì quả thực thật khó, không phải ai cũng làm được, kể cả mình. Nhưng những phần cơ bản thì các em phải làm được và chắc chắn phải có điểm.
Phần đầu tiên là phần Phương trình - Hệ phương trình.
Phương trình là phần bắt buộc mà các em cần phải ăn điểm, phương trình này là phương trình vô tỷ nha (mình phân biệt trước vì phần số học có cả phương trình nghiệm nguyên).
Phần phương trình vô tỷ nó có nhiều dạng, dạng đầu tiên là nâng lên lũy thừa. Cái này cũng rất là cơ bản, phương pháp ở đây cũng chỉ là nâng lên căn bậc hai, ba, ... rồi cộng, trừ vế theo vế là sẽ ra ngay.
Dạng thứ 2 ở đây là dạng phương trình tích. Các bạn dùng các hằng đẳng thức đã học như là `a^2-b^2=(a+b)(a-b), (a+-b)^2= a^2+-2ab+b^2` đối với phương trình bậc 2, `(a+-b^3)..., a^3+-b^3=...` đối với phương trình bậc 3 rồi có thể biến đổi tương đương hoặc như dạng 1 là xong. Dạng này thì thường chỉ có 1 dấu căn, các em để ý nha.
Dạng thứ 3 là phương pháp liên hợp. Mấu chốt của phương pháp này là em phải biết được nghiệm bằng cách nhẩm nghiệm. Rồi từ đó em sẽ tìm nhân tử chung của cả 2 phương trình, ví dụ như là nghiệm `x=2` thì nhân tử phải là `(x-2). A=0` hoặc là `(sqrtx-4). A=0` với A là biểu thức, rồi trừ vế theo vế và đánh giá biểu thức A vô nghiệm. Lưu ý là liên hợp có thể 1 ẩn hoặc 2 ẩn, và nhiều lúc liên hợp sẽ không giải quyết được hoàn toàn đâu nhé.
Phương pháp thứ 4 là phương pháp đặt ẩn. Cái này thì dùng để làm cho biểu thức gọn và cũng dùng để có một phương trình đơn giản. Cái này thì các em tìm cái chung của 2 biểu thức, sau đó đặt ẩn và biến đổi là sẽ ra.
Phương pháp cuối cùng là đánh giá. Các em dùng các bất đẳng thức quen thuộc như là AM-GM, Cauchy-Schwarz, Bunhia để giải quyết vấn đề.
Một số bài tập vận dụng về phần phương trình nếu bạn nào cần:
`a, sqrt(x(x-1)^2) = sqrt(x^2+7x)`.
`b, sqrt(3x+1) = 2x+1.`
`c, sqrt(x^2+x+2)+1/x=(13-7x)/2`
`d, (x+3) sqrt(48-x^2-8x)=12+x`
`e, sqrt(x+1)+1=4x^2 +sqrt(3x)`
`f, sqrt(5x-1) +` \(\sqrt[3]{9-x}\) `= 2x^2+3x-1`.
`g, 8x^2+8x=sqrt((2x+3)/2)`
`h, sqrt(4x+9)+3(2x+1)=2x^2`.
Phần tiếp theo là phần hệ phương trình. Cũng như phần phương trình, đây là phần bắt buộc phải lấy điểm. Hệ phương trình được chia ra làm một số dạng như là đặt ẩn phụ, thế, cộng đại số, đánh giá, .... Phần thế và cộng đại số thì các bạn sẽ được học ở lớp 9, còn đặt ẩn phụ, đánh giá, ... thì nó cũng tương tự so với phần phương trình.
Một số ví dụ cho bạn:
`a,`\(\left\{{}\begin{matrix}x^2+y^2=2\\x^8\left(1+x^2\right)+y^8\left(1+y^2\right)=4\end{matrix}\right.\)
`b,` \(\left\{{}\begin{matrix}\left(x+y\right)\left(x+1\right)\left(y+1\right)=8\\7y^3+6xy\left(x+2y\right)=25\end{matrix}\right.\)
`c,` \(\left\{{}\begin{matrix}x-y+2=xy\\\left(2-x\right)y=x^2+y^2\end{matrix}\right.\)
`d,` \(\left\{{}\begin{matrix}x^4-2x^2y=1\\2x^2+y^2-2y=2\end{matrix}\right.\)
`e,` \(\left\{{}\begin{matrix}x^2+y^2+\dfrac{8xy}{x+y}=16\\\sqrt{x^2+120}+\dfrac{5}{2}\sqrt{x+y}=3x+\sqrt{x^2+5}\end{matrix}\right.\)
Cũng dài rồi, có lẽ mình làm đến đây thôi, mai hoặc ngày kia mình sẽ làm những nội dung tiếp theo nếu mn ủng hộ. Chào mọi người và chúc mọi người buổi tối vui vẻ ạ.
3 vị thần tên True, False và Random. Thần True luôn nói sự thật, thần False luôn nói dối còn thần RanDom có thể nói đúng hoặc sai mội cách ngẫu nhiên. Hãy xác định tên 3 vị thần bằng 3 câu hỏi đúng hoặc sai. Mỗi câu đc dành cho 1 vị thần. Họ hiểu ngôn ngữ của người nói nhưng sẽ trả lời bằng ngôn ngữ của riêng họ với hai từ Da, Ja mang nghĩa đúng hoặc sai. Tuy nhiên bạn không hiểu nghĩa của hai từ đó
mình tên là Tôn Thị Nữ Trần Trân Trân năm nay mình 29 tuổi,lớp(ra trường rùi) hình mặt mình ở đại diện đó nha
có nhìu bạn nói mk chảnh nhưng mấy bạn xem lại mấy bạn đi tao chảnh tại ai ok rồi nha mấy cưng đừng tưởng giáo viên olm che chở cho là làm tới tao là đại ca đăng khoa đấy
Có một ông vua già không có người kế vị. Thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, Ông quyết định mở cuộc thi chọn Thái tử có năng lực. Có 4 chàng trai tài giỏi nhất vương quốc tới tham dự. Nhà vua tiến hành chọn như sau: -Ông bịt mắt bốn chàng trai và xếp họ ngối vào bàn tròn. Nhà vua nói: " Ta sẽ đặt lên đầu mỗi người một mũ miệng vàng hoặc bạc. Khi bỏ khăn bịt mắt ra, ai nhìn thấy số miện vàng nhiều hơn miện bạc thì đứng lên và đứng đó cho đến khi có người nói được trên đầu mình mũ miện màu gì. Ai nói được sẽ là người kế vị ta. Khăn bịt mặt được bỏ ra, các chàng trai nhìn nhau và đều đứng lên. Sau một hồi, một người kêu lên: -Thưa đế vương, trên đầu con là miệng vàng Anh ta đã suy đoán đúng. Vậy nhà vua đã đặt mũ miệng gì lên đầu các chàng trai và chàng trai thông minh đó đã suy luận như thế nào?
ngày 5/11/2015 là sinh nhật của mình các bạn nhớ cho mình 2 like nha cảm ơn các bạn nhiều nha,chúc các bạn học giỏi
Có một lần, đồng hồ của Bi bị chết, Bi đến hỏi bác Minh hỏi bây giờ là mấy giờ. Bác Minh nói:"Nếu cháu cộng thêm 1999 giờ, 2000 phút, 2001 giây thì vừa đúng 12 giờ. Các bạn hãy giúp bạn Bi đi !
ai có dùng face ko, kết bạn :))
các bạn ghi link mình kết
mình lớp 9 tên Bùi Minh Tuấn nhá :V
^^ ^^ ^^ kết bạn nhá :V