ngọc linh

miêu tả 1 danh lam thắng cảnh hoặc 1 di tích lịch sử ở tỉnh Hà Nam

Linh Linh
31 tháng 3 2019 lúc 20:25

1.    Tên di tích: Đền Ba Dân
2.    Loại công trình:  Đền
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm 1996.
5.    Địa chỉ di tích: Xóm 5, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6.    Tóm lược thông tin về di tích    
        Đền Ba Dân trước đây thuộc thôn Dộc xã Thụy Lôi Hạ, tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nội.
Đến năm Thành Thái thứ hai (1890) thành lập tỉnh Hà Nam, xã Thụy Lôi Hạ đổi thành xã Thụy Sơn, tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam. Năm 1956 xã Tân Sơn được thành lập gồm 5 thôn trong đó có thôn Thụy Sơn của Thụy Lôi cắt về Tân Sơn, do đó Đền Ba Dân hiện nay thuộc xã Tân Sơn- Kim Bảng- Hà Nam. 
Thủa xưa nơi đây chỉ là một bãi đất hoang, dưới chân núi Nguỳa nằm chung trong quần thể dãy núi Cửu trùng.
Hiện nay tại Đền còn lưu giữ 26 bộ ngọc phả và sắc phong- điều đó đã khẳng định Đền Ba Dân có từ thời Tiền Vua Đinh Tiên Hoàng ( thời đó vua Đinh đang đóng quân tại Hoa Lư – Ninh Bình).
    Trong ngọc phả đã ghi và được dịch như sau:

Ngọc phả một vị sơn thần
Đại vương bề tôi có công với Đinh Tiên Hoàng
Thượng đẳng Nhâm Thần Bộ thứ hai chi khảm
Quốc triều lễ bộ chính bản

    Ngọc phả dịch lúc bấy giờ tại Trang Quang Thừa, phủ Lị Nhân, đạo Sơn Lam (Dịch gọi là quê hương của Đức Đại Vương).
Ngài đầu thai khi cha mẹ ( cha là Đinh Điện, mẹ là Trần Thị Ngùy), hai vợ chồng đi cầu trên chùa ở núi Bát Cảnh qua 12 tháng đến ngày 10/2 năm Nhâm Dần thì ngài được ra đời và đạt tên là Đinh Nga. Mới 7 tuổi ngài đã thông học Lý Đường Tiên Sinh, chỉ vài năm sau sách vở của Khổng Hạnh ngài đã thông thạo, tiếp đó là Thao Lược của Tôn Ngô cũng thuộc làu, trên thiên văn, dưới địa lý không việc gì mà ngài không hiểu rõ.
Năm 22 tuổi thì cha mẹ qua đời, Ngài đã chọn đất an táng và thờ phụng đủ 3 năm theo đại hiếu làm con.
Lúc này ngài nghe thấy tại Động Hoa Lư có Đinh Bộ Lĩnh đang tổ chức đại khởi nghĩa, ngài đã tìm đến và được nhận chức chỉ huy sứ. Sau đó ngài đã vâng lệnh và trở về phủ Lị Nhân và tới 3 Giáp Thượng, Trung, Hạ thuộc trang Thụy lôi- Kim Bảng thủa ấy.
Bấy giờ có được 10 người trong Trang theo Ngài đi đánh giặc và tiếp đó ngài chiêu mộ được rất nhiều binh sỹ. Trong một đêm nằm mộng, Ngài đã thấy địa thế nơi sở tại là lập đồn bốt để rèn quân là tốt nhất. Lúc này, tình hình quân sỹ đã đông không ngờ do vậy đúng ngày 20/7 ông đã đem quân về động Hoa Lư để cùng quân Đinh Bộ lĩnh dẹp tan được 7 xứ quân, còn 5 đạo quân khác tản ra các vùng khác nhau để chống cự. Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy tướng quân đánh nốt 5 đạo quân đó. Trong 5 đạo quân nói trên thì 4 đạo do 4 tướng đã dẹp xong. Riêng đạo quân ở Đỗ Đồng Giang có Nguyễn Cảnh Thục, cha con Đinh Bộ Lĩnh coi thường nên cả 3 cha con đã bị Cảnh Thục bao vây, Ngài đã một mình một ngựa xông vào đánh giặc như chỗ không người, chém hàng trăm quân giặc, phối kết hợp cùng cha con Đinh Bộ Lĩnh đánh Cảnh Thục. Vì hoang mang nên nghĩa quân của Cảnh Thục đã bỏ chạy.
Các xứ tạm bình an, khi về đến động Hoa Lư hồi quân, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng là Đinh Tiên Hoàng, phong thưởng cho những người có công, Đinh Công Nga được phong ngôi thứ Thừa Tướng quản ở Phủ Lị Kim Bảng. Sau này vâng lệnh vua Đinh trở về 3 giáp trong trang Thụy Lôi, ngài đã cho dân tiền công, vàng bạc, rồi  về trang Quang Thừa tụ lậy tổ tiên nội ngoại, sau 10 ngày Ngài trở về huyện sở làm việc. Cũng từ đó 3 giáp thuộc trang Thụy Lôi được miễn thuế và bọn sai dich phiền nhiễu. Một thời gian sau, một hôm ngài đi một vòng thăm lại trang trại và cùng một số quân sỹ bỏ đi ( không rõ đi đâu). Khi nghe trên núi Kim Nhan trang Kệ Tường huyện Thanh Trương phủ Đức Giang Châu Hoan ở đó ngài đã tự hóa. Bấy giờ vào ngày 10/11, chỉ còn vài nguwoif đi theo trở về nói với mọi người và tự viết Duệ Hiệu thần, lập miếu thờ tại hành cung thủa trước để thờ phụng. 
Tôn phong ( Duệ Hiệu Nga Sơn Hiển Linh Đại Vương Thượng Đẳng Thần)
Cho phép cả 3 trang Thụy Lôi cùng thờ. Từ đó ngôi Đền được gọi là Đền Ba Dân.
Tại ngôi Đền thờ ngài, trong thời kháng chiến chống Pháp chúng đã dựng đồn bốt trên đỉnh núi Nguỳa nhằm chiếm nước ta lâu dài, thì ngôi Đền dưới chân núi lại là nơi cư ngụ tốt nhất của du kích ta. Hiện trường còn giữ lại một cửa do du kích ta đào gạch ở đầu hồi phía Đông để đột nhập vào hoạt động. Sau khi giặc Pháp rút về nước, đế quốc Mỹ xâm lược Miền Bắc thì ngôi Đền là nơi mở trường học, nơi sơ tán của nhân dân ba thôn. Cũng tại đây, Đền còn là nơi cơ quan các nhà máy như nhà máy giấy, nhà máy in, nhà máy điện hoạt động trong thời kỳ chống Mỹ.
     

Vũ Đức Hiếu
31 tháng 3 2019 lúc 20:29

Hà Nam là vùng đất có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ sông Hồng. Nơi đây có rất nhiều công trình di tích lịch sử nổi tiếng: chùa Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi,… trong đó không thể không bỏ qua chùa Địa Tạng Phi Lai, tọa lạc ở Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, chùa mới được cải tạo lại từ một ngôi chùa Đùng cổ có lịch sử hàng nghìn năm nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh.

Theo lời kể các cụ trong làng chùa Địa Tạng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ X với 120 gian chùa cổ và theo tương truyền thì vua Trần Nghệ Tông có một thời gian chọn địa danh này làm nơi ở ẩn, sau đó vua Tự Đức cũng đến chùa để cầu tự. Theo lý giải chữ Phi Lai có thể được hiểu là nơi mà các vị minh quân đi không quay về, và chính vua Tự Đức đặt cái tên Phi Lai cho chùa. Trải qua thăng trầm lịch sử chùa đã bị hoang phế một thời gian rất dài, đến tháng 12/2015, đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai.Dựa theo truyền thuyết xưa vị trí xây chùa Địa Tạng Phi Lai đã được chọn lựa rất tỉ mỉ theo thế tứ tượng (tả thanh long, hữu bạch hổ, hậu huyễn vũ, tiền chu tước), chùa được ôm trọn bởi dãy núi hình vòng cung, bao bọc phía bên trong một khu rừng thông xanh mướt, bên cạnh chùa là những mạch nước ngầm. Tất cả đã tạo nên một bức tranh vô cùng tuyệt diệu như chốn tiên cảnh phong thủy hữu tình vừa có thanh và vừa có sắc. 

Chùa được phục dựng với những nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa cổ ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn có nhiều điểm rất độc đáo mà không nới nào có được. Tổng thể chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền, nhà ở, giảng đường, nơi đọc sách, nơi ở của phật tử...


Khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây ăn trái và có vô vàn các loại hoa đem lại cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Đặc biệt nơi đây còn có các loại cây thảo dược sử dụng trị bệnh, hay các cây rau xanh có thể sử dụng để ăn…

Bên cạnh đó chùa có nhiều điểm dừng chân khác nhau khi du khách muốn khám phá những dãy núi sau lưng chùa. Điều tạo ấn tượng nhất khi ai đến đây là có các vườn thiền được thiết kế rất công phu: có nơi thì trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý.Chùa không những đẹp ở cảnh quan mà còn ẩn chứa rất nhiều các cổ vật được tìm thấy khi khởi công xây dựng lại như tượng hình chim Garuda, ngói mũi hài, chân tảng hoa sen, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượng phượng và nhiều đồ gốm sứ khác,… và nhà sử học Lê Văn Lan đã bỏ nhiều công sức đến đây để nghiên cứu, ông tin rằng với những hiện vật còn lại có thể chứng minh ngôi chùa có lịch sử cả nghìn năm.


Các câu hỏi tương tự
Chicken Dinner
Xem chi tiết
Lương Phương
Xem chi tiết
thuong nguyen
Xem chi tiết
Đinh Thị Hải Khánh
Xem chi tiết
nlam
Xem chi tiết
Đỗ Lê Thùy Dung
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết
Chicken Dinner
Xem chi tiết