Đáp án B
Ta có:
+ Vận tốc của xe máy v = 30km/h
+ Thời gian đi từ A đến B hết: 1h30ph = 1,5h
Quãng đường mà xe máy đi được là:
s = vt = 30.1,5 = 45km
Đáp án B
Ta có:
+ Vận tốc của xe máy v = 30km/h
+ Thời gian đi từ A đến B hết: 1h30ph = 1,5h
Quãng đường mà xe máy đi được là:
s = vt = 30.1,5 = 45km
Câu 11: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 45km/h mất 40phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. 18 km B.25 km C.30 km D.12,5 km
Câu 12: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15m/s trong thời gian 2 giờ. Quãng đường đi được của ô tô đó là :
A. 30m B. 108m C. 30km D. 108km
A |
B |
C |
100 km |
67,5 km |
Câu 13: Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B, cùng đi về C (hình vẽ). Biết vận tốc xe đi từ A là 40 km/h. Để hai xe cùng đến C một lúc thì vận tốc của xe đi từ B là:
A. 32,5km/h B. 2,7 km/h
C. 27 km/h D. 27 m/s
Câu 14: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s. B. 8m/s C. 4,67m/s. D. 3m/s
Câu 15: Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?
A. 55km/h B. 25 km/h C. 24km/h D. 10km/h
Câu 16: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:
A. 30 km/h B. 40 km/h C. 70 km/h D. 35 km/h
Câu 17: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát?
A. Phanh xe để xe dừng lại. B. Khi đi trên nền đất trơn.
C. Khi kéo vật trên mặt đất. D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy.
Câu 18: Độ lớn của lực F1 trong hình là bao nhiêu, biết độ lớn F2 = 18N và hai lực có cùng tỉ xích.
A. 6N
B. 9N
C. 12N
D. 18N
Câu 19: Chọn đáp án sai. Hiện tượng nào sau đây có được do quán tính:
A. Tra dầu mỡ vào trục quay của quạt điện . B. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán.
C. Giũ quần áo cho sạch bụi . D. Vẩy nước ra khỏi tay khi tay bị ướt.
1,0 cm |
5N |
|
Câu 20: Trên hình vẽ, là lực tác dụng lên vật vẽ theo tỉ lệ xích 1,0 cm ứng với 5 N. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
A. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N.
B. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 2,5N.
C. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N.
D. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N.
Câu 21: Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe sẽ bị:
A. nghiêng người sang phía trái. B. nghiêng người sang phía phải.
C. ngã người về phía sau. D. xô người về phía trước.
Câu 22: Khi hành khách trên ô tô bất ngờ thấy mình bị ngã về phía sau, đó là do ô tô đã...
A. đột ngột giảm tốc độ.
B. đột ngột tăng tốc độ.
C. bị nghiêng một góc nhỏ trên đường đi.
D. bị nghiêng một góc nhỏ trên đường đi.
Câu 23: Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng bị lao về phía trước, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang phải. D. Đột ngột rẽ sang trái.
Câu 24: Tại sao một con tàu đi với vận tốc rất nhanh, khi phanh người ta không được phanh quá mạnh?
A. Do đường ray tàu không chịu được lực phanh.
B. Do phanh không đủ lớn để làm đứng tàu.
C. Do người ở trong tàu không chịu được tốc độ cao.
D. Do lực quán tính đẩy tàu đi có thể trượt ra khỏi đường ray.
Câu 25: Trường hợp nào sau đây lực ma sát là có lợi?
A. Ma sát làm cho ôtô vượt qua được chỗ lầy.
B. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp.
C. Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe.
D. Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần phải có lực đẩy lớn.
Câu 26: Phương án có thể giảm được ma sát là:
A. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
C. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc.
Câu 27: Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay?
A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát lăn. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
Câu 28: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn và giúp xe chạy nhanh hơn.
B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.
C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
D. Để tiết kiệm vật liệu làm lốp xe.
Câu 29: Công thức tính áp suất là:
A. B. C. D.
Câu 30: Khi đi chân không vào nền nhà vừa láng xi măng thì ta thường để lại các vết chân. Muốn không để lại các vết chân thì người ta thường lót một tấm ván rộng lên và đi lên đấy. Ở đây chúng ta áp dụng nguyên tắc nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Lót tấm ván để tăng trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
B. Lót tấm ván để giảm trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
C. Lót tấm ván để giảm áp suất tác dụng vào mặt sàn.
D. Lót tấm ván để tăng áp suất tác dụng vào mặt sàn.
Câu 31:
P |
. |
P |
P |
Hình 1 |
Hình 2 |
Hình 3 |
Trong các hình trên hình nào cho biết trọng lượng của vật chính là áp lực của vật lên mặt sàn?
A. Hình 1. B. Hình 2.
C. Hình 3. D. Cả ba hình.
Câu 32: Khi đi chân không vào nền nhà vừa láng xi măng thì ta thường để lại các vết chân. Muốn không để lại các vết chân thì người ta thường lót một tấm ván rộng lên và đi lên đấy. Ở đây chúng ta áp dụng nguyên tắc nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Lót tấm ván để tăng trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
B. Lót tấm ván để giảm trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
C. Lót tấm ván để giảm áp suất tác dụng vào mặt sàn.
D. Lót tấm ván để tăng áp suất tác dụng vào mặt sàn.
Câu 33: Muốn tăng áp suất thì ta phải:
A. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
C. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
D. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
Câu 34: Đặt một hình lập phương có khối lượng 5 kg lên mặt bàn nằm ngang. Biết một cạnh của khối lập phương dài 10 cm, áp suất do hộp tác dụng lên mặt bàn là:
A. 0,5 N/m2 B. 5 N/m2 C. 500 N/m2 D. 5000 N/m2
Câu 35: Một thỏi thép hình lập phương có khối lượng 26,325 kg tác dụng một áp suất 11700 N / m2 lên mặt bàn nằm ngang. Cạnh của hình lập phương đó là bao nhiêu? Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây:
A. 15cm. B. 22,5 cm.
C. 44,4 cm. D. 150cm.
Câu 36: Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất rắn.
A. Chất rắn truyền áp lực đi theo phương song song với mặt bị ép.
B. Chất rắn truyền áp lực đi theo mọi phương.
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
D. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu 37: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất:
A. Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
B. Áp suất tỉ lệ nghịch với độ lớn của áp lực.
C. Với áp lực không đổi áp suất tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép.
D. Áp suất không phụ thuộc diện tích bị ép.
Câu 38: Trong các trường hợp sau trường hợp nào làm tăng áp suất lên mặt bị ép?
A. Kê gạch vào các chân giường.
B. Làm móng to và rộng khi xây nhà.
C. Mài lưỡi dao cho mỏng.
D. Lắp các thanh tà vẹt dưới đường ray xe lửa.
Câu 39: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ đinh vào. Tại sao vậy? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Khi cùng một lực tác dụng, giảm diện tích bị ép thì áp suất tăng lên.
B. Cùng một diện tích bị ép, tăng lực tác dụng thì áp suất tăng lên.
C. Cùng lực tác dụng, áp suất nhỏ hơn khi diện tích bị ép tăng lên.
D. Cùng diện tích bị ép, giảm lực tác dụng thì áp suất tăng lên.
Câu 41: Một vật nặng hình hộp để trên mặt sàn, khi người ta đổi từ mặt tiếp xúc xuống sàn nhỏ hơn so với trước thì áp suất của hộp tác dụng xuống sàn sẽ:
A. Tăng lên B. Giảm xuống
C. Giữ nguyên D. Tuỳ thuộc vào độ nhẵn của bề mặt
Câu 42: Trường hợp nào sau đây có nguyên nhân là do áp suất khí quyển?
A. Nước có thể chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. B. Miếng hít chân không dính chặt vào tấm kính.
C. Bong bóng xà phòng có dạng hình cầu. D. Không khí nhẹ có thể bay lên cao.
Câu 43: Một thùng gỗ đựng đồ vật nặng 50 kg được đặt trên một chiếc ghế 4 chân có nặng 5 kg, tổng diện tích tiếp xúc của chân ghế với mặt đất là 40 cm2. Vậy áp suất của ghế và thùng gỗ tác dụng lên mặt sàn là:
A. 117500 Pa B. 127500 Pa
C. 137500 Pa D. 147500 Pa
Câu 44: Nếu tăng áp lực và cả diện tích mặt bị ép lên 2 lần, thì áp suất sẽ:
A. Không đổi. B. Tăng 2 lần.
C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 45: Một chiếc bàn tác dụng lên mặt sàn một áp suất 20.104 N/m2, tổng diện tích của chân bàn tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Vậy trọng lượng của chiếc bàn đó là:
A. 6000N B. 3000N C. 1500N D. 750N
Câu 46: Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu trong 2 chất lỏng, áp suất của thuỷ ngân lớn hơn áp suất của nước:
A. 1,63 lần. B. 16,3 lần. C. 1,36 lần. D. 13,6 lần.
Câu 47: Chất lỏng chỉ gây ra áp suất......
A. theo phương ngang.
B. theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và trong lòng nó.
C. tại những điểm ở đáy bình chứa.
D. theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
Câu 48: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. B. p= d.h C. p = d.V D.
Câu 49: Đặt một thùng gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất của thùng gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 450N/m2. Hỏi khối lượng của thùng gỗ là bao nhiêu, nếu biết diện tích tiếp xúc của thùng gỗ với mặt bàn là 0,6m2.
A. 27 g B. 27 kg C. 75 g D. 75 kg
Câu 50: Một bình hình trụ cao 2m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3, áp suất của nước tác dụng lên đáy bình sẽ là:
A. 20 000 N/m2 B. 10000 N/m2
C. 12000 N/m2 D. 30000 N/m2
Câu 51: Một bình hình trụ cao 3m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3, một điểm A trong bình cách đáy bình 1,8m. Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là:
A. 18000 N/m2 B. 10000 N/m2 C. 12000 N/m2 D. 30000 N/m2
Câu 52:
A |
B |
Hai bình đáy rời có cùng tiết diện đáy được nhúng xuống nước đến độ sâu nhất định (hình).
Nếu đổ 1 kg nước vào mỗi bình thì vừa đủ để đáy rời khỏi bình. Nếu thay 1kg nước bằng 1kg chất lỏng khác có khối lượng riêng nhỏ hơn của nước thì các đáy bình có rời ra không?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Đáy bình A rời ra, đấy bình B không rời.
B. Đáy bình B rời ra, đấy bình A không rời.
C. Cả hai đáy cùng rời ra.
D. Cả hai đáy cùng không rời ra.
Câu 53: Hai bình A, B thông nhau, bình A đựng dầu, bình B đựng nước ở cùng độ cao. Hỏi khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
A. Không, vì độ cao của hai cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn nước.
C. Nước chảy sang dầu vì cột nước có áp suất lớn hơn cột dầu
D. Dầu chảy sang nước vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu.
Câu 54: Nhúng chìm hoàn toàn ba vật làm bằng ba chất khác nhau, có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau vào trong nước. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên các vật sẽ:
A. Không bằng nhau vì ba vật làm bằng ba chất khác nhau.
B. Không bằng nhau vì ba vật có hình dạng khác nhau.
C. Không bằng nhau vì ba vật có trọng lượng riêng khác nhau.
D. Bằng nhau vì ba vật có thể tích bằng nhau.
Câu 55: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 56: Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì:
A. con tàu có trọng lượng nhỏ hơn trọng lượng của nước.
B. thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C. con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
D. con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của nước.
Câu 57: Treo một vật vào lực kế ở trong không khí chỉ 13,8N. Nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 8,8N. Khi đó lực đẩy Ác-si-mét có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 22,6N B. 13,8N C. 5N D. 8,8N
Câu 58: Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có kích thước hoàn toàn giống nhau được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn.
B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn.
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 59: Câu nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Chỉ khi vật bị nhúng trong chất lỏng thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
B. Chỉ khi vật bị nhúng trong chất khí thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
C. Chỉ khi vật đặt trên mặt đất thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
D. Khi vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí thì chịu lực đẩy Acsimet.
Câu 60: Cùng nhúng ngập hai quả cầu: một bằng sắt, một bằng nhôm có thể tích bằng nhau vào nước. So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu.
A. Quả cầu nhôm nhẹ hơn nên bị nổi trên mặt nước.
B. Quả cầu sắt chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.
C. Quả cầu nhôm chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.
D. Bằng nhau, vì chúng có thể tích bằng nhau.
Câu 61: Ba khối cầu làm bằng đồng, sắt và nhôm có khối lượng như nhau, biết trọng lượng riêng của đồng là lớn nhất và của nhôm là nhỏ nhất, khi được thả vào trong một thùng dầu, thì độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên chúng theo thứ tự tăng dầnlà:
A. Nhôm, sắt, đồng. B. Sắt, đồng, nhôm.
C. Nhôm, đồng, sắt. D. Đồng, sắt, nhôm.
Câu 62: Một vật có trọng lượng là 80 000 N, thể tích 1,6 dm3. Sau khi nhúng vào một chất lỏng thì lực kế treo vật chỉ là 48 000 N. Vậy chất lỏng đó có trọng lượng riêng là:
A. 20000 N/dm3 B. 18000 N/dm3
C. 21000N/dm3 D.19000 N/dm3
Câu 63: Một quả cầu bằng đồng có thể tích 0,002 m3 được thả trong một thùng dầu, dầu có trọng lượng riêng 8,5 N/dm3. Tính lực đẩy Ác- si - mét tác dụng lên quả cầu:
A. 15N B. 16N C. 17N D. 18N
Câu 64: Thả vật A vào chất lỏng, khi vật A nổi cân bằng trên mặt thoáng chất lỏng chứng tỏ:
A. FA > P B. FA = P C. FA < P D. dA > dnước
Câu 65: Một vật bằng sắt có thể tích 2,4 dm3 được thả ngập hoàn toàn trong nước thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật có độ lớn bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3
A. 24N B. 2,4 N C. 24 000N D. 240 000 N
Câu 66: Một vật có hình thù méo mó không đo được thể tích, người ta cho vào một thùng nước có trọng lượng riêng là 10 000 N/m3 và thấy nó chìm, lực đẩy Ác- si - mét đo được là 28 000N, vậy thể tích vật đó là:
A. 2,5 m3 B. 3 m3 C. 2,8 m3 D. 3,2 m3
Câu 67: Một thợ lặn đang lặn dưới biển, người đó nhìn đồng hồ đo áp suất thấy chỉ 309 000 Pa, sau đó người đó bơi lên và đồng hồ chỉ 206 000 Pa, vậy người đó đã bơi lên cao bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước biển d = 10300N/m3.
A. 100 m B. 50 m C. 10 m D. 5 m
|
Câu 68: Thả 1 khối gỗ khô có thể tích 3 dm3 vào trong nước như hình vẽ. Thể tích phần gỗ chìm trong nước là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của gỗ 600 kg/m3, trọng lượng riêng của nước 10000 N/m3.
A. 1,8dm3 B. 50dm3
C. 0,18dm3 D. 5dm3
|
Câu 69: Thả một miếng gỗ vào trong 1 chậu chất lỏng (hình vẽ) thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ 6000N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là:
A. 12000N/m3 B. 6000N/m3
B. 3000N/m3 D. 1200N/m3
Câu 70: Treo một vật nặng có thể tích 0,5 dm3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3, trọng lượng thực của vật nặng là:
A. 10N B. 5,5N C. 5N D. 0,1N
Câu 71: Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.
A. F1A > F2A > F3 B. F1A = F2A = F3A
C. F3A > F2A > F1A D. F2A > F3A > F1A
Câu 72: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000 N/m3, dđồng = 89000 N/m3
A.4,45N B. 4,25N C. 4,15N D. 4,05N
Câu 73: Công thức tính công cơ học là:
A. A = B. A = d.V C. A = D. A = F.s
Câu 74: Công thức không dùng để tính công cơ học là:
A. A = P.t B. A = F.s C. A = F.v.t D. A = F/s
Câu 75: Một cần cẩu thực hiện một công 30 kJ để nâng một thùng hàng lên cao 15m. Lực nâng của cần cẩu là:
A. 1500 N B. 3000 N
C. 2400 N D. 2000 N
Câu 76: Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi thẳng đứng từ độ cao 4m xuống đất. Một làn gió thổi theo phương song song với mặt đất có cường độ 130N tác dụng vào quả dừa đang rơi. Công của gió tác dụng vào quả dừa là:
A. 0 (J) B. 80 (J) C. 130 (J) D. 520 (J)
Câu 77: Một học sinh kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Công mà bạn học sinh đó thực hiện là:
A. 100J B. 200J C. 500J D. 1000J
Câu 78: Một vật bị tác dụng bởi một lực đẩy 20N làm vật trượt trên mặt bàn nằm ngang một quãng đường dài 0,5m. Công cơ học do lực đẩy đã sinh ra là:
A. A = 40J B. A = 20 J C. A = 10J D. A = 0,5J
Câu 79: Khi lực tác dụng lên vật tăng n lần nhưng quãng đường dịch chuyển nhờ lực đó giảm n lần thì công sinh ra thay đổi như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Công tăng lên n2 lần.
B. Công giảm đi n2 lần.
C. Công tăng lên n lần.
D. Công sinh ra không đổi.
Câu 80: Một chiếc xe chuyển động trên đường với lực kéo 150N. Trong 5 phút công thực hiện được là 450 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là bao nhiêu?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. v = 10m/s. B. v = 60 m/ ph.
C. v = 15 m/ ph. D. v = 10 km/s.
Câu 11: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 40km/h mất 1,5giờ. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
Câu 12: Nhà Nam cách trường 4 km, Nam đạp xe từ nhà tới trường mất 0,6 giờ. Vận tốc đạp xe trung bình của Nam là:
Câu 13: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,4km trong thời gian 50 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là:
Câu 14: Hưng đạp xe lên dốc dài 110m với vận tốc 60s, sau đó xuống dốc dài 150m hết 40s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
Câu 15: Mai đi bộ tới trường với vận tốc 5km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới trường là 0,5giờ. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là:
Câu 16: Đường từ nhà Nam tới công viên dài 8,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 2m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là:
Câu 17: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong nửa thời gian đầu là 50km/h và trong nửa thời gian sau là 64km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:
lúc 7h sáng , 1 người đi xe đạp từ thành phố A về thành phố B cách A 114 km với vận tốc 18km/h . lúc 8h , một người đi xe máy từ thành phố B về thành phố A với vận tốc 30km/h . 1/ xác định vị trí và thời điểm 2 người gặp nhau ? . 2/ một người đi bộ khởi hành lúc 8h và lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy cho tới khi 3 người gặp nhau . hỏi điểm xuất phát của người đi bộ cach A bao xa ? tính vận tốc của người đi bộ do ?
Câu 2: Một người đi xe máy từ thành phố A tới thành phố B cách nhau 20 km mất khoảng thời gian là 25 phút.
a. Tính vận tốc trung bình của người đó khi đi từ A tới B?.
b. Khi tới B người đó ngay lập tức quay lại chuyển động trở về A với vận tốc trung bình 54 km/h. Tính
- Thời gian người đó đi từ B về A?
- Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về?.
1 máy bay , bay từ hà nội đến tành phố hồ chí minh với vận tốc bằng 600km/h.nếu quãng đường từ hà nội đến thành phố hồ chí minh dài 1800km thì máy bay , bay bao nhiêu lâu?
Bài 1: Một người dự định đi xe máy từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 40km/h. Người đó xuất phát lúc 6h30’ và dự định đến nơi lúc 9h30’.
a. Tính khoảng cách giữa A và B.
b. Nếu giữa đường người đó muốn dừng lại nghỉ 30’ mà vẫn đến nơi đúng dự định thì phải đi với vận tốc là bao nhiêu.
c. Sau khi đi được 1h với vận tốc như dự định, người đó dừng lại nghỉ 30’. Hỏi trên quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến nơi kịp giờ?
Giải giúp mình với !
Một máy bay với vận tốc 700km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1500km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu.
Một máy bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?