Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự) và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ.
Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại.
Trong các biện pháp tu từ sau đây , biện pháp nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự : so sánh , ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ , điệp ngữ,nói quá, nói giảm nói tránh. Cho ví dụ
Thành ngữ “Hửa hươu hứa vượn” không liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B.Phương châm về lượng. C.Phương châm lịch sự. D.Cả B và C đều đúng.
Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Ăn ốc nói mò
B. Ăn không nói có
C. Nói nhăng nói cuội
D. Lúng búng như ngậm hột thị
Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ.
Lời dặn của bà trong bài thơ “Bếp lửa” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
“ Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Này có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
A.
Phương châm về chất
B.
Phương châm về lượng
C.
Phương châm về cách thức
D.
Phương châm quan hệ
Lấy ví dụ về một phương châm hội thoại không phù hợp trong tình huống giao tiếp lần lượt là: nói không hợp đối tượng- nói không phù hợp thời gian- nói không phù hợp nơi chốn- nói không rõ mục đích rõ ràng.
Phần II. Tự luận
Kể tên các phương chân hội thoại đã học? Cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây? Đọc mẩu chuyện sau:
Người con đang học môn Địa lí , hỏi bố:
- Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?
Người bố đang mải đọc báo, trả lời:
- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.
( Truyện cười dân gian)
Trong mẫu chuyện trên, lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại nào?