Theo Nhiệm vụ lập Quy hoạch tại Quyết định số 1694/QĐ-TTg, mục tiêu lập quy hoạch gồm nhận diện đầy đủ giá trị, bảo vệ bền vững Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh; bổ sung, hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý; phát huy giá trị di tích trở thành điểm tham quan, tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, sức mạnh đoàn kết, sự sáng tạo của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc gắn với lịch sử phát triển tỉnh Quảng Trị.
Quy mô lập quy hoạch bao gồm diện tích đất thuộc thị trấn Cửa Tùng và các xã: Kim Thạch, Vĩnh Hòa và Trung Nam, diện tích 50,47ha. Trong đó, diện tích Khu vực bảo vệ 1 và 2 của di tích là 31,08ha và diện tích khu vực nghiên cứu, mở rộng bổ sung để phát huy giá trị di tích và bảo vệ cảnh quan di tích là 19,39ha.
Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch gồm các di tích, điểm di tích thành phần Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị và khu vực cảnh quan thiên nhiên và làng xã bao quanh di tích.
Các di sản văn hóa phi vật thể gồm lễ hội truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân địa phương nơi có di tích. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị; các yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường liên quan tới di tích. Các thể chế và chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan...
Di tích Lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31.12.2014Bên cạnh đó, Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể hóa những chiến lược, định hướng phát triển của quốc gia, của vùng, của tỉnh; khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, tạo dựng điểm du lịch văn hóa - lịch sử đặc sắc, có giá trị không chỉ của tỉnh Quảng Trị mà của cả nước nói chung; thu hút các nguồn lực đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, xác định ranh giới, khoanh vùng bảo vệ di tích; xác lập chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực di tích, khu vực dân cư và khu vực bảo vệ môi trường.
Quy hoạch tổ chức không gian, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật; định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích, các khu vực phụ cận phù hợp với quy hoạch được duyệt, với các giai đoạn bảo tồn, phát huy giá trị di tích; tạo lập khung pháp lý, chính sách cho công tác quản lý và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang tổng thể di tích theo đồ án Quy hoạch được duyệt. Xây dựng quy định quản lý kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu di tích, các biện pháp bảo vệ di tích...
#Tham khảo
Mục tiêu:
Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc, kết hợp phát triển du lịch bền vững và giáo dục truyền thống.
Nội dung:
Khảo sát và đánh giá:
Kiểm tra hiện trạng địa đạo và các hiện vật.Xác định khu vực cần bảo tồn khẩn cấp.Bảo tồn và phục hồi:
Gia cố, sửa chữa các đoạn địa đạo bị xuống cấp.Bảo quản hiện vật và tài liệu lịch sử.Xây rãnh thoát nước, bảo vệ trước thời tiết xấu.Tuyên truyền và giáo dục:
Tổ chức tham quan, ngoại khóa cho học sinh.Phát hành tài liệu và video về địa đạo.Phát triển du lịch:
Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du khách.Quảng bá địa đạo trên các kênh truyền thông.Huy động nguồn lực:
Tìm kiếm hỗ trợ từ Nhà nước, tổ chức quốc tế, và cộng đồng.Thời gian thực hiện:
Ngắn hạn (1-2 năm): Khảo sát, xử lý khu vực khẩn cấp.Trung hạn (3-5 năm): Phát triển du lịch gắn với bảo tồn.Dài hạn: Bảo tồn lâu dài, duy trì địa đạo là điểm đến lịch sử quan trọng.Kết quả mong đợi:
Di sản được bảo tồn tốt, giáo dục truyền thống hiệu quả, thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương.