Nguyễn Lam Giang

lập dàn ý cho bài cảm nhận cảnh khuya

1- Mở bài:

– Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

– Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

– Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2- Thân bài:

– Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):

+ Câu 1 và 2:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

– Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

– Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

– Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

– Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

– Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

+ Câu 3 và câu 4:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

– Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

– Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

– Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3- Kết bài:

– Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

– Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa
gunny
25 tháng 12 2019 lúc 19:33

chịu ?_?

Khách vãng lai đã xóa
Phước Lộc
25 tháng 12 2019 lúc 19:34

Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh mẫu 2

Mở bài:

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.

Thân bài:

_ Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

+ Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người.

+ Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Bác đá điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối

Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

_ Tâm trạng của nhà thơ

+ Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả

+ Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

Kết bài:

Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

nguồn: https://vndoc.com/

Khách vãng lai đã xóa
•Ƙεɱ ɗâʉ⁀ᶦᵈᵒᶫ
25 tháng 12 2019 lúc 19:36

Trl :

Mở bài:

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.

Thân bài:

_ Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

+ Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người.

+ Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Bác đá điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối

Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

_ Tâm trạng của nhà thơ

+ Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả

+ Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

Kết bài:

Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

Hok_tốt

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyễn Anh Thư
25 tháng 12 2019 lúc 20:04

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

-Tên (Cảnh khuya)

-Tác giả (Hồ Chí Minh)

-Hoàn cảnh (giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc)

2. Thân bài:

-Miêu tả cảnh đêm trăng êm đềm, thơ mộng

+Giữa không gian yên tĩnh thì nổi lên tiếng suối chảy như tiếng hát xa, thể hiện sự tinh tế và nhạy cảm của trái tim tác giả

+Ánh trăng chiếu sáng trên mặt đất, soi tỏ cảnh vật với hai mảng màu sáng tối đan xen với nhau và nghệ thuật phong phú tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, lung linh, huyền ảo, cuốn hút hồn người

-Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng

+Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của núi rừng dưới ánh trăng soi

+Bác chưa ngủ, chưa ngủ vì hai lí do: vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn Bác buâng khuâng,và say đắm, vì nỗi lo cho nước nhà và lo cho cuộc kháng chiến, dù cảnh có đẹp và thơ mộng biết mấy nhưng canh cánh vẫn không thể quên đi trách nhiệm của một vị lãnh tụ đối với dân tộc, đối với đất nước

3, kết bài:

Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và giàu ý nghĩa, thể hiện sự gắn bó và hòa hợp giữa thiên nhiên với con người, gợi nên tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm của Bác đối với nước

Nếu thấy hay thì hãy cho mình một k với nhé !!!  ≧◔◡◔≦

# học tốt #  

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Minh Nguyệt Nguyễn
Xem chi tiết
HỒ NGUYỄN MINH HẰNG
Xem chi tiết
o0o Mạc Thiên Lạc o0o
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Mai
Xem chi tiết