Thanh Ngân

Lập dàn bài: Giải thích câu     ''Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                                     Người trong một nước phải thương nhau cùng''

Admin
20 tháng 4 2016 lúc 19:50

- Chào bạn, Bạn có thể tham khảo dàn bài dưới đây nhé! Chúc bạn học tốt!

[văn 7 ]Đề: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng".

I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

 

Thảo luận 2

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng?Dàn ý:
I.Mở bài: 
Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên 
tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận. 
II.Thân bài: 
1.Giảithích câu ca dao: 
∙ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc 
của nhân dân ta 
∙ Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc 
lẫn nhau. 
2.Bình luận: 
∙ Khẳng định lời khuyên: 
Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó 
với nhau cảvề vật chất, tinh thần và tình cảm. 
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người. 
Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu 
của nhân dân ta. 
∙ Mở rộng vấn đề: 
Bộc lộ bằng hành động cụthể 
Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên. 
Phê phán thái độ thờ ơ,lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác. 
III.Kết bài: 
∙ Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc. 
∙ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ. 
Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
20 tháng 4 2016 lúc 19:39

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

Bình luận (0)
Đừng Hỏi Tên Tôi
2 tháng 3 2017 lúc 21:43

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?
* Tìm hiểu đề.
- Làm sáng tỏ ý nghĩa bài ca dao, lí giải lời khuyên của dân gian.
- Bài học rút ra về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:
- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
2. Đề 2.
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
* Tìm hiểu đề.
- Làm sáng tỏ câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
- Bài học rút ra cho bản thân.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:
- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.
3. Đề 3.
Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
* Tìm hiểu đề.
- Lời khuyên ấy có ý nghĩa gì, tại sao cần phải Học, học nữa, học mãi.cần phải làm gì để thực hiện lời khuyên ấy.
- Bài học rút ra cho bản thân về việc học tập.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

Bình luận (2)
Trần Lê Duy Khánh
15 tháng 3 2018 lúc 21:08

DÀN BÀI
I- MỞ BÀI:
– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.
– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

II- THÂN BÀI:
a) Giải thích:
– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.

– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng

– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.

– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

III- KẾT BÀI:
– Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Phuong Linh
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Hứa Long Sơn
Xem chi tiết
Trần Thị Cẩm ly
Xem chi tiết
Bùi Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
phạm thị trang tuyền
Xem chi tiết
Chó Doppy
Xem chi tiết