Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới thì bán kính nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A.
Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới thì số electron hoá trị biến thiên thế nào ?
Hãy viết cấu hình electron lởp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm IA.
Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định đúng là
A. Bán kính nguyên tử giảm dần.
B. Độ âm điện tăng dần.
C. Bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Tính kim loại giảm dần.
Chọn phát biểu đúng: Trong một nhóm A, đi từ trên xuống thì
A. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit mạnh dần, tính axit giảm dần.
B. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit yếu dần, tính axit mạnh dần.C. Tính bazơ tăng dần, đồng thời tính axit giảm dần.
D. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần, đồng thời tính axit mạnh dần.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào (không xét các khí hiếm) ? Giải thích.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A.
Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì số electron hoá trị biến thiên thế nào ?
Hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 2.
Hãy so sánh tính kim loại của magie (Mg), Z = 12, với nguyên tố đứng trên (trong cùng một nhóm) : beri (Be), Z = 4, và nguyên tố đứng dưới : canxi (Ca), Z = 20.