Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn vì nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Là kim loại rất cứng.
B. Là kim loại rất mềm.
C. Là kim loại khó nóng chảy, khó bay hơi.
D. Là kim loại có phân tử khối lớn.
Kim loại X dẫn điện tốt nhất ở nhiệt độ thường. Kim loại Y có nhiệt độ nóng chảy cao, dùng làm dây tóc bóng đèn. Kim loại X, Y lần lượt là:
A. Ag, W.
B. Cu, W.
C. Ag, Cr.
D. Au, W.
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất được dùng làm dây tóc bóng đèn
A. Vonfram.
B. Sắt.
C. Đồng.
D. Kẽm.
X là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng để làm sợi tóc bóng đèn thay thế cho sợi than, sợi osimi. X là kim loại nào dưới đây?
A. W
B. Cr.
C. Cs
D. Ag
Cho các phát biểu sau :
(a) Kim loại đồng khử được ion Fe2+ trong dung dịch
(b) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li
(c) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội
(d) Điện phân nóng chảy NaCl thu được kim loại Na ở anot
(e) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều phản ứng với CO để tạo kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được kim loại sắt.
(e) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, khó kéo dài và dát mỏng.
(g) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu sai là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Li là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất;
(2) Cr có độ cứng lớn nhất trong các kim loại;
(3) Kim loại kiềm là các kim loại nặng;
(4) Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất;
(5) Fe, Zn, Cu là các kim loại nặng;
(6) Os là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại cứng nhất là crom, kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram.
(b) Hỗn hợp gồm Fe và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HCl đặc, nóng (dư).
(c) Sắt tác dụng với AgNO3 (dư) tạo muối sắt(III).
(d) Phương pháp thủy luyện điều chế được các kim loại: Na, K, Fe, Cu, Ag.
(e) Ở nhiệt độ thường, thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh.
(f) Trong bảng tuần hoàn, số lượng các nguyên tố kim loại ít hơn các nguyên tố phi kim.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Cho các phát biểu sau
1. Dùng dung dịch Fe(NO3)3 dư để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu và Ag.
2. Fe-C là hợp kim siêu cứng.
3. Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện.
4. Phương pháp cơ bản để điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối clorua nóng chảy của chúng.
5. Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí.
6. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
7. Các kim loại kiềm đều dễ nóng chảy.
8. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
9. Tính chất hóa học của hợp kim hoàn toàn khác tính chất hóa học của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim.
10. Nguyên tắc luyện thép từ gang là dùng O2 oxi hóa C, Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 6
C. 8
D. 7