1/ Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc:
Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc. Các trận chiến của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai, mở đầu nền độc lập cho dân tộc.2/ Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán vì:
- Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này
- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:
Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm3/
+ Viết (khoảng 7-10 câu) về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu thích nhất và chia sẻ với bạn:
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc, vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự chủ. Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều ngôi trường, con đường được đặt theo tên ông.
Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Tiết độ sứ Giao Châu - Khúc Hạo thực hiện. Ông chính là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử thiết lập được sự quản lý của mình tới tận làng xã, điều mà các triều đại đô hộ phương Bắc không thể làm được. So với chính quyền cũ, cuộc cải cách của Khúc Hạo đã tạo ra cho xã hội Việt Nam thời bấy giờ những điểm mới. Cải cách triển khai trên các mặt về hành chính, thuế, hộ tịch, hộ khẩu, đã đem lại những thay đổi tích cực cho xã hội. Cụ thể về cơ cấu tổ chức nhà nước Khúc Hạo chia cả nước thành 5 cấp hành chính bao gồm: lộ, phủ, châu, giáp, xã; đổi hương thành giáp. Ở giáp và xã lần đầu tiên được đặt ra chức quan quản lý bao gồm Quản giáp và Phó tri giáp (cấp giáp); Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng (cấp xã), cả nước dưới thời Khúc Hạo có 314 giáp, mỗi giáp gồm khoảng 10 xã. Mục đích của việc phân chia là để quản lý và thực thi các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội do cải cách ban hành. Bên cạnh định lại mức thuế cho công bằng chính quyền Khúc Hạo còn ban hành một số chính sách tích cực như định ra “hộ tịch”, “lập lại hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán”, “Tha bỏ lực dịch”. Những chính sách trên nhằm nắm vững dân số, thấu hiểu dân tình hơn đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống ổn định. Cuộc cải cách đã có tác động tích cực, điều đó được nói vắn tắt trong 4 chữ: “khoan, giản, an, lạc” mà trong sử ta chép rõ là: “Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đều được yên vui”.