Câu 5: Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 21,2 gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 là
A. 3,94 gam.
B. 39,4 gam.
C. 25,7 gam.
D. 51,4 gam.
Cho 19 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 và NaHCO 3 tác dụng với 100 gam dung dịch HCl, sinh ra 4,48 lít khí (đktc).
Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 10,6 gam và 8,4 gam ; B. 16 gam và 3 gam ;
C. 10,5 gam và 8,5 gam ; D. Kết quả khác.
Cho 12,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa các nguyên tố C, H, O) tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì phần bay hơi chỉ có nước, còn lại phần muối khan Y có khối lượng 16,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,6 gam Na2CO3; 13,2 gam CO2 và 5,4 gam hơi H2O.
a. Hãy xác định công thức đơn giản nhất của A.
b. Nếu đốt cháy hoàn toàn 12,0 gam A thì thu được bao nhiêu gam H2O.
Cho dung dịch chứa 16 gam CuSO4 tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH. a. Viết PTHH b.Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành c.Tính nồng độ % của dung dịch NaOH
Cho dung dịch NaOH 10% tác dụng vừa đủ với 48,75 gam FeCl3 . a, Tính khối lượng kết tủa thu được. b, Tính khối lượng dd NaOH đã dùng. c, Tính nồng độ % các chất có trong dd sau phản ứng. d, xác định thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14g/ml cần dùng để hòa tan hết lượng kết tủa thu được ở trên.
Bài 3. (3đ) Cho 276 gam dung dịch K2CO3 10% tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 15%.
a. Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 15% cần dùng.
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng. (Biết: K=39; C=12; O=16; Ba=137; H=1)
Cho dung dịch có chứa 20,25 gam CuCl2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch (A) và kết tủa keo (B).
a. Tính khối lượng kết tủa keo (B).
b. Tính khối lượng dung dịch NaOH 10% tối thiểu cần dùng.
c. Khối lượng dung dịch (A) sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với tổng dung dịch ban đầu, biết khối lượng dung dịch CuCl2 đã phản ứng là 135 gam.
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Cho a gam Al tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch H\(_2\)SO\(_4\). Sau phản ứng thất thoát ra 6,72 lít H\(_2\) (ở đktc). Tính:
a) Giá trị a
b) Khối lượng muối tạo thành
c) Nồng độ phần trăm của dung dịch H\(_2\)SO\(_4\) ban đầu