Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các khó khăn đối với phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miên núi Bắc Bộ?
1. Rét đậm, rét hại, sương muối.
2. Thiếu nước về mùa đông.
3. Giống cây trồng không thích nghi.
4. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
B. Giống cây trồng còn hạn chế.
C. Thị trường có nhiều biến động.
D. Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất
Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là khó khăn lớn nhất của về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở vùng nào của nước ta?
A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Bắc.
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. Mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng
B. Quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp lâu năm ngày càng thu hẹp
C. Độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa
D. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
1. Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.
2. Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
3. Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
4. Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao...
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
1) Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.
2) Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
3) Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
4) Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Khó khăn lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp ở nước ta là
A. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật
B. Đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu
C. Thị trường thế giới có nhiều biến động
D. Biến đổi khí hậu tác động xấu đến cây công nghiệp
Khó khăn nào dưới đây là khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
A. mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.
B. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
C. quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
D. độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL vào mùa khô là
A. thiếu nước ngọt
B. xâm nhập mặn và phèn
C. thủy triều tác động mạnh
D. cháy rừng