Cho 8 gam SO3 vào bình đựng 18 gam nước thu được hỗn hợp chất lỏng A. Cho tiếp từ từ đến hết 6,9 gam kim loại natri vào bình. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B ở trong bình và V lít khí C. ( Coi nước bay hơi không đáng kể, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
a. Tính thể tích khí C thu được.
b. Tính khối lượng các chất còn lại trong bình sau phản ứng.
c. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch B, nêu hiện tượng quan sát được? Giải thích?.
Cho 37,5 mL dung dịch NaOH 0,20 M thật chậm vào 50,00 mL dung dịch CuSO4 0,1 M, tất cả ion đồng và hyđroxit trong dung dịch chuyển sang dạng kết tủa Cux(OH)y(SO4)z.
(a) Xác định tỉ lệ x:y:z trong Cux(OH)y(SO4)z.
(b) Xác định chất còn lại trong dung dịch sau khi tạo thành kết tủa và nồng độ mol tương ứng. Cho rằng thể tích của kết tủa không đáng kể.
(c) Thực tế kết tủa là muối ngậm nước [Cux(OH)y(SO4)z.nH2O]. Khi đun nóng hợp chất này trong điều kiện không có không khí, nhận thấy chất bay hơi chỉ là nước và khối lượng chất rắn còn lại 81,63% so với khối lượng chất rắn ban đầu. Xác định công thức đúng của muối ngậm nước.
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Polime là những chất dễ bay hơi.
B. Polime là những tính chất dễ tan trong nước.
C. Polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.
D. Polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.
Cho 1,56g Kali vào 200g dung dịch CuSO4 8% thu được dung dịch A, khí B và kết tủa C.
a) Tính thể tích khí B (đktc)
b) Tính khối lượng chất rắn thu được khi nung C đến khối lượng không đổi.
c) Tính C% các chất có trong A?
Đang cần gấp
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau
Nung nóng Ca trong không khi, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rằn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào tháng dịch B thu được khi G và kết tủa M ;Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dd BaCl; vừa tác dụng với dd NaOH.
Đang cần gấp Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau Nung nóng Cu trong không khi, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rằn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào tháng dịch B thu được khi G và kết tủa M ;Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dd BaCl; vừa tác dụng với dd NaOH.
Có bốn mẫu khí A, B, C, D đựng riêng biệt trong các bình thủy tinh. Mỗi khí có một số tính chất trong các tính chất sau:
A. Cháy trong không khí tạo ra chất lỏng không màu (ở nhiệt độ thường), chất lỏng này làm cho đồng(II) sunfat khan màu trắng chuyển thành màu xanh.
B. Độc, cháy với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
C. Không cháy nhưng làm cho ngọn lửa cháy sáng chói hơn.
D. Không cháy mà còn làm tắt ngọn lửa và làm quỳ tím ẩm hoá đỏ.
Khí nào nói trên là : hiđro ; oxi ; cacbon đioxit; cacbon oxit ?
Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, bạn An thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau đây. Biết rằng chất X là KMnO4. Sau khi xem hình, bạn Bình đưa ra nhận xét:
(a) Có thể thay chất X bằng CaCO3
(b) Có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí và để ngửa bình
(c) Có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí và để úp bình
(d) Phải làm khô khí oxi trước khi dùng phương pháp đẩy nước
(e) Còn thiếu một ít bông đặt ở đầu ống nghiệm chứa chất X.
Em hãy giúp bạn An xác định các nhận xét đúng – sai (không cần giải thích )
cho 14,4g Mg đốt cháy trong không khí thu đc 20,8g chất rắn
a, chứng minh Mg dư , thành phần % mỗi chất trong chất rắn
b, nếu cho 10,4g hh chất rắn đó tác dụng với dd HCl 0,4M.tính thể tích khí H2 ,CM thu đc sau phản ứng coi thể tích dd k đổi
c,nếu cho 10,4g hh đó tác dụng với HNO3 loãng .tính thể tích N2O (đktc), khối lượng muối thu đc sau phản ứng *giúp em với ạ