Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là
A. Cu(NO3)2.
B. AgNO3.
C. KNO3.
D. Fe(NO3)3.
Cho 2,24 gam bột Fe vào dung dịch chứa 8,86 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch FeCl3 dư cho tới khi ngừng phản ứng thì thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 1,56 gam. Tính tỉ lệ % khối lượng AgNO3 trong hỗn hợp ban đầu
A. 57,56%
B. 28,75%
C. 43,25%
D. 62,44%
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi cá phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm ba muối) và chất rắn Y là một kim loại. Có các nhận định sau:
(a) Dung dịch X chứa: Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
(b) Dung dịch X chứa: Fe(NO3)3, AgNO3 và Fe(NO3)2.
(c) Dung dịch X chứa: AgNO3, Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
(d) Dung dịch X chứa: Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 và AgNO3.
Số nhận định đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Hoà tan hoàn toàn 13,29 gam hỗn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 vào nước thu được dung dịch Y. Cho 3,78 gam bột sắt vào dung dịch Y thu được chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch FeCl3 dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 2,76 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của AgNO3 trong hỗn hợp X là
A. 62,34%.
B. 57,56%.
C. 37,66%
D. 53,06%.
Cho 3,25 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch chứa Al(NO3)3 0,2M; Cu(NO3)2 0,15M; AgNO3 0,1M. Sau phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 4,73gam
B. 4,26gam
C. 5,16 gam
D. 4,08 gam
Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2.. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y gồm ba kim loại. Ba muối trong X là
A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2
C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3
D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2
Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch C lần lượt là:
A. 0,15M và 0,25M
A. 0,15M và 0,25M
C. 0,3M và 0,5M.
D. 0,15M và 0,5M.
Cho 1,76 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,22M và Fe(NO3)3 0,165M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng của chất rắn Y là
A. 2,838 gam.
B. 2,684 gam.
C. 2,904 gam.
D. 2,948 gam.
Cho m gam Al vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 2M và Zn(NO3)2 4M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 30,7 gam chất rắn Y gồm hai kim loại. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 4M vào X, đến khi không có phản ứng xảy ra nữa thì thấy cần dùng vừa đúng 250m. Giá trị của m gần nhất với :
A. 10.
B. 11.
C. 13.
D. 12.