Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần ngọc bảo thy

Kể tên các vị anh hùng dân tộc thời TRẦN và công lao của các vị anh hùng đó
(Ghi rõ từng người và công lao của từng người giúp mình với ạ! Mình cảm ơn ạ!)

Hoài Nhi Bùi
9 tháng 1 2022 lúc 19:06

TRẦN THỦ ĐỘ 
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN 
TRẦN QUANG KHẢI 
TRẦN NHẬT DUẬT 
TRẦN KHÁNH DƯ
TRẦN BÌNH TRỌNG
TRẦN QUỐC TOẢN 

Phan Vĩnh Hà Nam
9 tháng 1 2022 lúc 19:17

TRẦN THỦ ĐỘ :Lập nên nhà trần
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN :Chống giặc ngoại xâm
TRẦN QUANG KHẢI :Chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử
TRẦN NHẬT DUẬT :Chống giặc ngoại xâm
TRẦN KHÁNH DƯ:Chống giặc ngoại xâm
TRẦN BÌNH TRỌNG:Chống giặc ngoại xâm
TRẦN QUỐC TOẢN:Chống giặc ngoại xâm 

Minh Đăng Nguyễn
9 tháng 1 2022 lúc 19:24

TRẦN THỦ ĐỘ (1194- 1264). Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) tại làng Lưu Xá (Hưng Hà-Thái Bình). ...: nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226-1264). Sử chép: "Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua"

.HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1228-1300). ...: Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

TRẦN QUANG KHẢI (1240-1294). ...: Ông vừa lo công việc bảo vệ Thượng hoàng và nhà vua, vừa tham mưu cho bộ chỉ huy vạch kế hoạch chống giặc. Ông cũng nhiều lần cầm quân giáp trận, góp nhiều công sức trong trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng năm 1288, đưa đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông lần thứ ba

TRẦN NHẬT DUẬT (1253- 1330). ...: "không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang" khiến nhà Trần yên ổn được biên giới Tây Bắc để tập trung chống quân Mông Nguyên. Hoàn thành nhiệm vụ, Nhật Duật đưa Giác Mật và gia quyến vào Thăng Long, bái kiến nhà vua. Triều đình rất tán dương công lao của ông.

TRẦN KHÁNH DƯ: Trong lần chống quân Nguyên Mông vào năm 1258, Khánh Dư có công nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Sau đó, ông đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được nhận làm [Thiên tử nghĩa nam; 天子義男], phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ tướng quân nếu không phải là hoàng tử thì không được phong.

TRẦN BÌNH TRỌNG (1259-1285): là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).

TRẦN QUỐC TOẢN (1267-1285):   có công đi đầu trong cuộc chiến đấu vs quân Mông- Nguyên. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã mang trong mình lòng yêu nước sâu nặng. Tức giận vì quân Nguyên xâm lược mà ông đã bóp nát quả cam do nhà vua ban cho. Về nhà, ông còn huy động gia nô và thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chứ: "Phá cường địch, báo hoàng ân"

YẾT KIÊU: Ông có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. Theo một số tài liệu, mỗi khi đêm xuống, Yết Kiêu dẫn quân lặn ở khu vực thuyền giặc neo đậu, nhẹ nhàng khoan đáy thuyền, lấy giẻ nút lỗ rồi dùng dây nối các nút với nhau. Chờ quân giặc ngủ say, Yết Kiêu ra lệnh giật dây nút lỗ, thuyền chìm dần

hơi mệt à :))

 


Các câu hỏi tương tự
trần ngọc bảo thy
Xem chi tiết
lê ngọc trân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
Băng Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
sakuraharuno1234
Xem chi tiết
23_Sỳ Chùng Nguyên_7A3
Xem chi tiết
Kas Mik
Xem chi tiết