Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị linh

kể lại 1 câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình ,chống chiến tranh.

linh khuonghoang
1 tháng 10 2018 lúc 20:05

Xem trên mạng rồi sẽ biết cách tả nhé.

Diệu Anh
1 tháng 10 2018 lúc 20:06

Đó là một lần có dấu diệu địch tấn công doanh trại của quân ta. Nhưng tình hình lại trở nên khá im ắng không có động tĩnh gì Chị cơ sở đi về báo tin không có địch càn. Mọi người thở phào tiếp tục bàn kế sách đánh địch. Nhóm bảo vệ chia làm hai canh gác hai đầu… Thế nhưng, thật bất ngờ, hai tốp thám báo giả dạng thường dân, súng ống đeo dọc thân người bỗng từ đâu xuất hiện ngay trên con đập trước nhà. Không kịp nữa rồi! Một loạt trung liên vang lên, khi đó đồng chí Bé bị đạn găm nát hai chân, người đầy thương tích. Mọi người nhanh chóng đáp trả địch bằng súng AK dập tắt ổ trung liên của đối Địch đột nhiên rút quân. Tình hình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng phải lập tức rút quân. Tuy nhiên, khi đó ý kiến đồng chí Văn Ngọc Bé làm cho những người có mặt hôm ấy đều nhói lòng: "Tôi nguyện hi sinh để đánh giặc, Tất cả súng đạn của tui các đồng chí hãy mang đi. Hãy mở khuy hai quả đạn rồi móc vào tay tui, nếu bọn chúng vào, tui sẽ chết cùng chúng. Các đồng chí hãy nhanh chóng đi đi!. . . ".
 

Nghe đồng chí Bé nói vậy, mọi người đều không đồng ý. Nhưng, khi đang chần chừ thì nghe tin địch đã quay trở lại. Trước tình hình quá nguy cấp, nếu ở lại tất cả sẽ cùng chết. cuối cùng tất cả làm theo lời đồng chí  Bé…. Trong ngôi nhà lá bé nhỏ, cạnh chiếc cối xay lúa là người đồng đội quyết tử. Xung quanh ngôi nhà chỉ có chuối và tre hóp bốn bề. Trước sân có một con mương chảy qua. Họ lội đi trong sình lầy, trong tre hóp, trên đầu máy bay OV10, "Rọ gáo" bay rà rà. Anh em rẽ hóp mà đi, lòng đau nhói…".
 
Và khi họ vừa đi khuất thì bọn thám báo quay trở lại. . Hai chân nát bươm, máu chảy quá nhiều đến kiệt sức, đồng chí Văn Ngọc Bé đã không kịp làm điều mình ấp ủ là nổ tung hai quả lựu đạn trên tay cùng với quân thù. Anh nằm sấp, úp mặt xuống mảnh đất quê hương đau thương, trên lưng găm nhiều mảnh đạn thù.  Liệt sỹ Văn Ngọc Bé đã cùng với nhiều cán bộ chiến sĩ khác của đơn vị đã dùng máu của mình góp phần viết nên bản tráng ca bất tử của lòng dũng cảm giành lại nền hòa bình cho dân tộc, Nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của Anh hùng Văn Ngọc Bé.
 
Anh đã hi sinh một cách oai hùng , không có anh chúng ta sẽ không có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng học giỏi để không phụ sự hi sinh cao cả của anh để đánh đổi lại nền hòa bình như ngày nay.


k mk nhé

Anh Dũng Chu
1 tháng 10 2018 lúc 20:17

Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các n­ước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa tr­ước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.

Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ t­ướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ tr­ưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. B­ước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ t­ướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ t­ướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:

– Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.

Tư­ơi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ t­ướng Nêru:

– Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Nghe Bác nói, Thủ t­ướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:

Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.

Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư­ luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: Đây là cánh cửa hoà bình.


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đỗ Thị Kim An
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Châu
Xem chi tiết
Lưu Yến Chi
Xem chi tiết
Mon xênh gái
Xem chi tiết
lương thị khánh linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết