tk
Karl Heinrich Marx là một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái. Karl Marx sinh ra tại Trier, Đức. Khi lên đại học, ông theo học ngành luật và triết học. Ông kết hôn với Jenny von Westphalen vào năm 1843
Karl Heinrich Marx (phát âm tiếng Đức: [kaːɐ̯l ˈmaːɐ̯ks], thường được phiên âm tiếng Việt là Các Mác; 5 tháng 5 năm 1818 – 14 tháng 3 năm 1883)[5] là một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái.[6]
Karl Marx
FRSA[1]
Karl Marx vào năm 1875
SinhKarl Heinrich Marx
5 tháng 5 năm 1818
Trier, Phổ, Bang liên ĐứcMất14 tháng 3 năm 1883 (64 tuổi)
Luân Đôn, Anh
An táng
17 tháng 3 năm 1883, Lăng mộ Karl Marx, Nghĩa trang Highgate, London, Anh
Quốc tịch
Phổ (1818–1845)Không quốc tịch (sau 1845)
Trường lớpCác trường đại học Bonn, Berlin và JenaThời kỳThế kỷ 19VùngTriết học, kinh tế chính trị, xã hội học, sử họcTrường pháiChủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa duy vật
Đối tượng chính
Chính trị, kinh tế, triết học, xã hội học, sử học, khoa học tự nhiên
Tư tưởng nổi bật
Sáng lập chủ nghĩa Marx (với Engels), giá trị thặng dư, đóng góp vào học thuyết giá trị lao động, đấu tranh giai cấp, dị hóa và bóc lột lao động, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Das Kapital (Tư bản), chủ nghĩa duy vật lịch sử
Ảnh hưởng bởi
Hegel, Feuerbach, Spinoza, Proudhon, Stirner, Smith, Voltaire, Ricardo, Vico, Robespierre, Rousseau, Shakespeare, Goethe, Helvétius, d'Holbach,[2] Liebig,[3] Darwin, Fourier, Robert Owen, Hess, Guizot, Pecqueur,[4] Aristotle, Epicurus
Có ảnh hưởng tới
Lenin, Hồ Chí Minh và một số lãnh tụ cộng sản khác
Chữ ký
Karl Marx sinh ra tại Trier, Đức. Khi lên đại học, ông theo học ngành luật và triết học. Ông kết hôn với Jenny von Westphalen vào năm 1843. Do những hoạt động chính trị của mình, Marx trở thành người không quốc tịch và phải sống lưu vong cùng vợ và con tại Luân Đôn trong nhiều thập kỷ. Tại đây, ông tiếp tục phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản cùng với Friedrich Engels và cho xuất bản nhiều tác phẩm. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và 3 tập Tư bản. Những quan điểm chính trị và triết học của ông làm ảnh hưởng lớn đến lịch sử tri thức, kinh tế và chính trị của thế giới sau này.[7]
Những lý luận phê phán của Marx về xã hội, kinh tế và chính trị – gọi chung là chủ nghĩa Marx cho rằng lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong chủ nghĩa tư bản, điều đó xuất hiện giữa giai cấp thống trị (được biết đến như giai cấp tư sản) và giai cấp lao động (được biết đến như giai cấp vô sản) sử dụng những phương tiện này thông qua việc sử dụng sức lao động của mình để đổi lấy tiền lương. Các tư tưởng trên được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marx tiên đoán rằng như những hệ thống kinh tế – xã hội trước đó, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những cuộc khủng hoảng nội bộ dẫn tới sự tự sụp đổ trong tương lai và sẽ thay thế bởi một hệ thống mới có tên là chủ nghĩa xã hội.
Đối với Marx, sự đối kháng giai cấp bên trong chủ nghĩa tư bản bắt nguồn một phần là do sự thiếu ổn định và bản chất dễ khủng hoảng của nó, sẽ thúc đẩy sự phát triển ý thức của giai cấp công nhân, dẫn tới việc họ sẽ chinh phục quyền lực chính trị của giai cấp thống trị và cuối cùng sẽ hình thành một xã hội không giai cấp gọi là xã hội cộng sản, là một xã hội mà mối quan hệ giữa các cá nhân trong đó không có nhà nước, giai cấp, thứ bậc, hoặc quyền sở hữu cá nhân đối với các phương tiện sản xuất.[8] Marx không ngừng thúc đẩy cho tiến trình này được diễn ra, ông cho rằng giai cấp công nhân nên thực hiện hành động cách mạng có tổ chức để lật đổ chủ nghĩa tư bản và mang đến sự giải phóng về kinh tế – xã hội.
Marx được đánh giá là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử loài người, các tác phẩm của ông đã nhận được lời tán dương lẫn chỉ trích. Ông được xem là học giả có ảnh hưởng nhất trong lịch sử[9]. Tác phẩm của ông về kinh tế đã đặt nền tảng cho phần lớn sự hiểu biết hiện tại về lao động và mối quan hệ của nó với vốn và các tư tưởng kinh tế tiếp theo.[10][11][12] Nhiều tri thức, hiệp hội lao động, nghệ sĩ và đảng phái chính trị trên khắp thế giới chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Marx, sau đó họ bổ sung vào tư tưởng của Marx nhiều sửa đổi hoặc điều chỉnh theo ý tưởng của riêng họ. Marx được coi là một trong những "kiến trúc sư chính của khoa học xã hội hiện đại".[13][14]
Mục lục
Tiểu sửSửa đổiTuổi thơSửa đổi
Marx chào đời ngày 5 tháng 5 năm 1818, cha là Heinrich Marx (1778 – 1838) và mẹ là Henriette Pressburg (1788 – 1863). Ông sinh ra tại Brückengasse 664 ở Trier, một thị trấn sau đó là một phần của tỉnh Lower Rhine, Vương quốc Phổ.[15][16] Marx là một người Do Thái. Ông ngoại ông là một giáo sĩ Do Thái giáo người Hà Lan, trong khi nội ông có nhiều người làm giáo sĩ của vùng Trier từ năm 1723, và ông nội ông là Meier Halevi Marx cũng là một giáo sĩ. Cha ông, được biết tới với tên Herschel, người lần đầu tiên trong dòng họ được giáo dục thế tục. Ông trở thành một luật sư và sống cuộc sống trung lưu. Gia đình ông sở hữu một số khu vườn nho ở Moselle. Trươc khi sinh con, và sau khi sự bài Do Thái quay trở lại vùng Rhineland, Herschel chuyển từ Do Thái giáo sang gia nhập phái Phúc Âm nhà thờ Prussia.