Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no, chứa một liên kết C≡C (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 29,76 gam E cần dùng 1,48 mol O2, thu được 17,28 gam nước. Thủy phân 29,76 gam E trong NaOH, thu được 0,24 mol hỗn hợp F chứa 2 ancol no (có cùng số
cacbon nhưng khác nhau về số mol), cô cạn dung dịch chứa hai muối rồi đem đốt cháy trong oxi vừa đủ thì thu được 20,24 gam CO2. Phần trăm khối lượng của este đa chức trong E là
A. 47,51%.
B. 30,12%.
C. 53,22%.
D. 40,32%.
Chọn đáp án D.
BTKL => nCO2 = (29,76 + 1,48×32 – 17,28)/44 = 1,36
BTNT.O => nO trong E = 2×1,36 + 0,96 – 1,48×2 = 0,72 => nCOO trong R=0,72/2 = 0,36
=> nNaOH phản ứng = 0,36 => nNa2CO3 khi đối muối = 0,36/2 = 0,18 (BTNT.Na)
BTNT.C => nC trong muối = 0,18 + 0,46 = 0,64
BTNT.C => nC trong F = 1,36 – 0,64 = 0,72 => CF = 0,72/0,24 = 3
=> 2 ancol có thể là C3H7OH và C3H6(OH)2 hoặc C3H7OH và C3H5(OH)3
Số nhóm OH trung bình = nNaOH/nAncol = 0,36/0,24= 1,5
=> Nếu trong F có C3H6(OH)2 thì số mol 2 ancol sẽ bằng nhau ⇒ Loại ancol 2 chức
=> 2 ancol phải là
Các este đều mạch hở => 2 muối thu được phải đơn chức => nMuối = 0,36
=> Số C trung bình 2 muối = 0,64/0,36 =1,78 => Có 1 muối là HCOONa và RCOONa (R có C≡C)
với số mol este 3 chức là 0,06 =nC3H5(OH)3
=> 2nRCOOC3H7 + 4nEste3 = nCO2 - nH2O => nRCOOC3H7= (1,36 -0,96 - 4×0,06)/2 = 0,08
=> nRCOONa = 0,08 + 0,06 = 0,14 => nHCOONa = 0,36 - 0,14 = 0,22
BTNT.C => 0,14×(CR + 1) +0,22 = 0,64 => CR = 2 => HC≡C-COONa
Vậy % mEste 3 chức