Hòa tan hoàn toàn 1,62g Al vào 280 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch A và khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ). Mặt khác , cho 7,35g hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào 500 ml dung dịch HCl a mol/l , được dung dịch B và 2,8 lit H2(dktc). Khi trộn dung dịch A vào B thấy tạo 1,56g kết tủa. Giá trị của a là :
A. 0,15
B. 0,50
C. 0,25
D. 0,30
Đáp án D
nAl = 0,06 mol ; nHNO3 = 0,28 mol
=> Sau phản ứng : nAl3+ = 0,06 mol ; nH+ = 0,04 mol
Trộn A và B có kết tủa => Trong B còn OH- (HCl hết)
+) Giả sử phản ứng tạo kết tủa Al(OH)3 sau đó tan 1 phần
=> nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH-
=> nOH- = 4.0,06 - 1,56/78=0,22 mol
=> nOH- (B) = 0,22 + 0,04trung hòa = 0,26 mol > 2nH2 = 2.0,125 = 0,25 mol
=> Phản ứng tạo kết tủa và Al3+ dư
=> nOH - = nH+ +3nAl(OH)3 = 0,1 mol
=> nH2 (do H+) = 0,125 - 1/2.0,1 = 0,075 mol
=> nHCl = 0,15 mol => a = 0,3 lít