Hình ảnh nào không xuất hiện trong hai câu cuối của bài thơ?
A. Trăng
B. Sao
C. Chim núi
D. Khe suối
Hình ảnh hoa quế rụng trong bài thơ không thể hiện điều gì?
A. Sự tĩnh lặng của không gian.
B. Sự thư thái của tâm hồn.
C. Những suy ngẫm sâu xa về cuộc sống.
D. Nét tinh tế giao hòa của thiên nhiên và con người.
a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?
A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao
B. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.
D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi.
b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?
A. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
B. Vần lưng, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
C. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 3, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
D. Vần chân, vần trắc, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
c) Các phát biểu sau là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào □ sau mỗi ý).
1) Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận □
2) Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ, …) □
3) Thơ Nôm Đường luật là thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm do cha ông ta sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc. □
4) Thơ Nôm Đường luật phá bỏ hoàn toàn quy phạm của thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối, … □
5) Thơ Nôm Đường luật có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ so với thơ Đường luật. □
6) Thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc. □
7) Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn trong bài thơ, có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", "em", "ta", "chúng ta"…) hoặc phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ, không có ngôi □
8) Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình chỉ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.
Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất giáo lí đạo Phật trong bài thơ?
A. Vũ trụ luôn tuần hoàn, trong khi đời người thật ngắn ngủi với quy luật sinh, lão, bệnh, tử nghiệt ngã.
B. Con người tuy mất đi, nhưng vẫn còn tinh hoa để lại cùng trời đất như cành mai nở lúc xuân tàn.
C. Bậc tu hành giác ngộ có thể vượt khỏi quy luật hóa sinh như cành mai vẫn nở khi muôn hoa đã rụng hết.
D. Con người cần biết vượt lên mọi sự nghiệt ngã của hoàn cảnh.
Đọc bài thơ Bánh trôi nước và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr.21)
a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?
b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ
Trong bốn câu thơ đầu, cặp quan hệ nào sau đây không được thể hiện?
A. Có và không
B. Thực và hư
C. Vô cùng và hữu hạn
D. Động và tĩnh
Hình ảnh mùa xuân trong câu thơ nào không phải là hình ảnh tưởng tượng?
A. Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! (Xuân Diệu)
B. Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm/ Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. (Tố Hữu)
C. Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang. (Hàn Mặc Tử)
D. Sen tàn, cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. (Nguyễn Du)
Cặp quan hệ nào sau đây được dựng lên khá rõ trong bài thơ thể hiện tâm tình của thi nhân ?
A. Xưa-nay
B. Mộng-thực
C. Tiên-tục
D. Hữu-vô
Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng khi nói về câu thơ thứ hai trong bài Thuật hoài?
A. Tam quân là ba người lính, đồng thời cũng có thể hiểu là ba đạo quân.
B. Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhưng cũng đồng thời nói về sức mạnh của toàn dân tộc
C. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp của hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan.
D. Hình ảnh thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn.