Trong bốn câu thơ đầu, cặp quan hệ nào sau đây không được thể hiện?
A. Có và không
B. Thực và hư
C. Vô cùng và hữu hạn
D. Động và tĩnh
Cho bài ca dao :
“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.”
1. Biện pháp tu từ trong bài ca dao là ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
2. Tâm sự của bài ca dao trên là tâm sự của ai với ai?
A. Em với chị. B. Người yêu với người yêu
C. Anh với em D. Chàng với nàng
3. Tâm sự trên được thể hiện ở yếu tố nào ?
A. Cách miêu tả giếng nước
B. Mối quan hệ giữa giếng sâu và gầu dài
C. Thể thơ và cách ngắt nhịp của bài ca dao
D. Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình
4. Nối cột A với cột B sao cho đúng.
Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.
Sự thay đổi tâm trạng của người chinh phụ trong bài thơ được thể hiện trong cặp từ ngữ nào?
A. Khuê trung – xuân nhật
B. Thúy lâu – phong hầu
C. Hốt – hối
D. Bất tri sầu – hối
Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất giáo lí đạo Phật trong bài thơ?
A. Vũ trụ luôn tuần hoàn, trong khi đời người thật ngắn ngủi với quy luật sinh, lão, bệnh, tử nghiệt ngã.
B. Con người tuy mất đi, nhưng vẫn còn tinh hoa để lại cùng trời đất như cành mai nở lúc xuân tàn.
C. Bậc tu hành giác ngộ có thể vượt khỏi quy luật hóa sinh như cành mai vẫn nở khi muôn hoa đã rụng hết.
D. Con người cần biết vượt lên mọi sự nghiệt ngã của hoàn cảnh.
Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\
a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.
b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?
- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )
a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?
- Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
- Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)
b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?
- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.
b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu "Tích nhân khứ...sử (kim) nhân sầu" (người xưa đã đi...khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: "Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ "sầu" đậu xuống, kết đọng trong tâm". Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?