Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.
Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.
Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.
Bãi công là một hình thức đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.
Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại Lyon (Pháp) và Sơlêdin[cần dẫn nguồn] (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị củagiai cấp tư sản.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet tốc độ cao, điện toán công suất mạnh và cảm biến có kích thước ngày càng nhỏ với giá ngày càng rẻ, cuộc cách mạng số được khởi nguồn trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 3.0 đang đạt đến giai đoạn đỉnh điểm để tạo được sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa thế giới thực và không gian số với hàng chục tỷ vật thể và hàng tỷ người được kết nối với nhau thông qua internet kết nối vạn vật (IoT) để tạo ra dữ liệu lớn làm cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ phá vỡ (disruptive technologies) giúp tạo ra những thay đổi lớn trong mọi mặt của thế giới đương đại. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động diễn ra trong thế giới thực được sự hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ bởi các hoạt động trên không gian số, giúp thế giới trở nên ngày một hiệu quả và thông minh hơn. Những đột phá công nghệ trong CMCN 4.0 đang làm thay đổi những nền tảng phát triển kinh tế và xã hội như sở hữu, qui mô sản xuất, các khâu trung gian, tầm quan trọng tương đối của các loai nguồn lực.
Trong lĩnh vực kinh tế, sự thay đổi đáng kể về tầm quan trọng của các nguồn lực đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới có lợi cho các nền kinh tế ‘thâm dụng” công nghệ gắn với cuộc cách mạng số (cốt lõi của CMCN 4.0), và làm giảm vị thế của các nền kinh tế ‘thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay ‘thâm dụng” lao động. Do vậy các quốc gia thuộc hai nhóm sau phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua toàn cầu.
Bản đồ doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại với sự gia tăng mạnh vai trò của các doanh nghiệp công nghệ hoạt động chủ yếu trên không gian số: nếu vào năm 2006, trong 6 tập đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới thì chỉ có 1 tập đoàn công nghệ (Microsoft)[1] thì đến đầu năm 2018, cả 7 tập đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới đều là các công ty công nghệ đang dẫn dắt cuộc cách mạng số và là chủ nhân của các nền tảng (platforms) giúp các tập đoàn này nắm trong tay những nguồn tài nguyên số khổng lồ và vẫn tiếp tục tăng nhanh chóng[2].
Trong lĩnh vực xã hội và chính trị, nhờ dựa vào các nền tảng số, mạng truyền thông xã hội (social media) đang lấn lướt truyền thông đại chúng để chi phối nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, cũng giống như trong lĩnh vực kinh tế, bên cạnh những lợi ích to lớn mà các nền tảng số mang lại, nhiều chuyên gia có quan ngại rằng các tập đoàn nắm giữ các nền tảng này đang có vị thế độc quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của hàng triệu người, các luồng tin tức và thông tin trực tuyến. Các vụ vi phạm dữ liệu, tấn công mạng, lừa đảo, vi phạm quyền riêng tư, phá hoại bầu cử… cho thấy sự cấp thiết phải có một mô hình mới về quản trị nhà nước ở nhiều nước trên thế giới để nắm bắt cơ hội và giảm thiểu thách thức trong kỷ nguyên số.
Nhìn chung bất cứ quốc gia hay doanh nghiệp nào cũng đều phải nỗ lực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số (digital transformation) để tận dụng và phát triển nguồn tài nguyên số có vai trò ngày càng gia tăng trong tương quan so sánh với với các nguồn tài nguyên truyền thống như đất đai, tài nguyên khoáng sản, vốn, lao động…
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam
a. Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Với việc nhấn mạnh cả vào mức độ ứng dụng công nghệ cũng như các yếu tố bổ sung như chất lượng của thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và tinh thần khởi nghiệp, một số chuyên gia đã xây dựng phương pháp để định vị mức độ tham gia của các quốc gia vào quá trình chuyển đổi số. Điều này cũng phù hợp với tính qui luật về mối quan hệ giữa mức độ ứng dụng công nghệ cũng như chất lượng của các yếu tố bổ trợ với thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia. Trong phương pháp này, công nghệ được đo bằng Chỉ số ứng dụng Kỹ thuật số (Digital Adoption Index - DAI). DAI dựa trên ba chỉ số phụ bao gồm các doanh nghiệp, người dân và chính phủ, với mỗi chỉ số phụ được gán một trọng số như nhau: DAI (Kinh tế) = DAI (Doanh nghiệp) + DAI (Người dân) + DAI (Chính phủ). Mỗi chỉ số phụ là mức trung bình đơn giản của một số các chỉ số được chuẩn hóa đo lường tỷ lệ áp dụng công nghệ của các nhóm có liên quan. Tương tự như vậy, các yếu tố bổ trợ được đo bằng giá trị trung bình của ba chỉ số phụ: khởi nghiệp của doanh nghiệp; số năm học được điều chỉnh theo kỹ năng; và chất lượng của thể chế.
Bằng việc ứng dụng phương pháp nêu trên, báo cáo của Ngân hàng thế giới đã xếp hạng các quốc gia trên thế giới trong quá trình chuyển đổi số. Trong hình này, các nước trên thế giới được chia làm 3 nhóm theo thứ tự tăng dần về mức độ chuyển đổi số: (i) mới bắt đầu; (ii) quá độ; (iii) chuyển đổi. Các nước cũng được phân loại làm 4 nhóm theo mức thu nhập bình quân đầu người: (i) thu nhập thấp; (ii) thu nhập trung bình thấp; (iii) thu nhập trung bình cao; (iv) thu nhập cao. Việt Nam được phân loại thuộc nhóm nước ở trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, cho dù Việt Nam có vị trí khá tích cực trong tương quan với các nước có cùng trình độ phát triển, đất nước vẫn ở trong nhóm quá độ trong quá trình số hóa và do vậy cần phải có nhiều nỗ lực để có thể nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng số - nội dung cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Liên quan đến năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, nghiên cứu gần đây về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp do Bộ Công thương cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0