Học sinh tự trả lời (dựa trên GHĐ và ĐCNN ghi trên cân đang có).
GHĐ là khoảng cách lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đo được.
ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân
Học sinh tự trả lời (dựa trên GHĐ và ĐCNN ghi trên cân đang có).
GHĐ là khoảng cách lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đo được.
ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân
Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi chỉ:
- Em làm cách nào?
- Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
- Kết quả đo của em là bao nhiêu?
Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo cùng một lượng chất lỏng. Kết quả của các bạn đó được ghi đúng như sau:
Bạn Bắc ghi: V = 63cm3
Bạn Trung ghi: V = 62,7cm3
Bạn Nam ghi: V = 62,5cm3
Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng?
Để đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 x 30(m). Nếu trong tay em có 2 chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2m và một thước cuộn có GHĐ 20m. Em sẽ dùng thước nào để đo kết quả chính xác hơn? Tại sao?
Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân:
Dụng cụ gồm có:
- Một quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm nó, có một sợi chỉ buộc vào quả cân.
- Một bình chia độ có GHĐ 250cm3, miệng rộng để có thể cho lọt quả cân vào trong bình. Bình chứa khoảng 100cm3 nước.
- Một lực kế có GHĐ ít nhất 2,5N.
Em hãy tìm cách xác định khối lượng của một cái đinh gim bằng cân có GHĐ 2kg,ĐCNN 100g ?
Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:
- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu ( hình 5.4a)
- Dùng cân Rôbécvan cân 2 lần:
+ Lần thứ nhất : đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại ( vật T được gọi là tải) (H.5.4b)
+ Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằng ( H.5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam
Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?
Ba bạn Hà, Nam, Thanh cùng đo chiều cao của bạn Dũng. Các bạn đề nghị Dũng đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Dũng để đánh dấu chiều cao của Dũng lên tường. Sau đó, dùng thước cuộn có GHĐ 2m và ĐCNN 0,5cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Hà, Nam, Thanh ghi lần lượt là: 168cm, 168,5cm, và 169cm. Kết quả nào được ghi chính xác?
A.của bạn Hà
B.của bạn Nam
C. của bạn Thanh
D. của cả ba bạn
Một học sinh dùng thước có GHĐ là 30cm và có ĐCNN là 1mm để đo chiều dài của một cuốn sách. Trong các cách ghi kết quả sau đây, cách ghi nào là chính xác nhất
20,5 cm
205 mm
0,205 m
2,05 dm