1.Bánh giá chợ Giồng Mắm còng Phú Thạnh
2. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh dìa học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
3.Ai đua sông trước thì đua
Sông sau có miếu thờ vua thì đừng. (1)
(1). Sông Trước: sông Tiền Giang. Sông Sau: sông Hậu Giang
- Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.
4. Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng
5. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan.
6. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng,
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.
7. Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
8. Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công )
Đèn sài gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn MĨ THO ngọn đỏ ngọn lu
Anh dìa học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi,mười thu em chờ
3.Ai đua sông trước thì đua
Sông sau có miếu thờ vua thì đừng. (1)
(1). Sông Trước: sông Tiền Giang. Sông Sau: sông Hậu Giang
- Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.
4. Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng
5. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan.
6. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng,
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.
7. Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
8. Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công )
Gò công anh dũng tuyệt vời
Ông trương "đám lá tối trời" đánh tây
*Ai về chợ Mỹ quê em
Mua ổi xá lỵ để mừng bà con
Ổi này hương vị rất ngon
Anh ơi! Ăn thử hỏi còn đợi chi!
*Ai về Tân Phước Rạch Già
Gởi con cá lóc hái cà nấu canh
*Anh đi thuyền gạo Gò Công
Anh về Bao Ngược bị giong rách buồm
Rách buồm nước chảy có cuồn,
Anh đi về đó dựng buồm chạy luôn.
*Anh đi đóng đấy Bãi Ngang
Ngó qua Láng Lộc thấy nàng lượm tôm.
*Anh về Nhị Quí cùng em,
Trăng lên con nước đổ, gặp duyên anh ngại gì
Bao phen quạ nói với diều
Ngã ba Rạch Ruộng có nhiều cá tôm.
*Bần Gie đóm đậu sáng ngời
Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai linh
Bận chân con, vợ, gia đình
Tang bồng hồ thỉ chỉ nhìn mà đau
*Cái Bè, cái Mảng, cái Thương
Tìm em cắt lối, băng vườn tìm em.
*Biển Tân Thành lắm cua, nhiều ốc,
Xứ Rạch Gốc nổi tiếng cá kèo
Em về xứ ấy cho đỡ nghèo
Anh chồng em vợ, sắm ghe chèo, ta bắt cua.
*Bờ lộ Kính Ngang một hàng cột đá
Em về thưa lại ba với má cho rõ ràng
Chờ ngày mai em trở lại cho bạn vàng bớt nhớ thương.
*Bông cúc bên sông là bông cúc thủy
Chợ Sài Gòn xa chợ Mỹ cũng xa
Viết thơ thăm hết nội nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em
*Cây da Bình Trung, cây me Dương Phước
Cây nào có trước, cây nào có sau
Tổ tiên ta ai chống với quân Tàu,
Còn ai khai khẩn gian lao xứ nầy?
*Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang
Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu.
*Con cò đậu cọc cầu ao
Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua
Ngày ngày ra đứng cổng chùa
Trông về Hà Nội thấy vua đúc tiền
Ngọn sông Tiền vừa trong, vừa chảy
Anh đi kén vợ mười bảy năm nay
Tình cờ bắt gặp mình đây
Như cá gặp nước như mây gặp rồng.
*Đèn treo Vàm Láng tỏ rạng vàm kinh
Anh ra đây sao chịu chữ làm thinh
Hay là anh chê tôi không xứng làm người tình của anh.
*Đưa anh cho tới Rạch Chanh
Muỗi mòng cắn lắm cậy anh đưa về.
*Hò ơ... (chớ) Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng
Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang
Có thương nhớ gã... (ờ)
Hò ơ... (chớ) Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa
*Khúc sông quanh thuyền qua Vàm Tháp
Chèo mỏi mê miệng ngáp biếng hò
Thấy cô cấy rẫy buồn xo
Cùng anh kết nghĩa chuyện trò được chăng?
*Nhị Qui thôn là căn là cội
Bởi nặng chữ tình nên mới lặn lội đến đây.
*Nước mắm ngon Tân Thủ,
Thả miếng đu đủ ăn tận tình
Thiếu chi người, anh không muốn, chỉ muốn một mình em thôi.
-Cúc mọc bờ sông kêu rằng cúc thủy
Sài Gòn xa, chợ Mỹ ( Mỹ Tho)đâu xa
Anh đi đâu sao không ghé lại nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em.
-Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu
Anh về học lấy chữ " nhu"
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
-Đồng Nai, Châu Đốc, Định Tường *
Lòng anh sở mộ con gái vườn mà thôi.
-Thất Sơn ai đắp mà cao
Sông Tiền, sông Hậu ai đào mà sâu.
-Sông Tiền, sông Hậu cùng nguồn
Thuyền bè tấp nập, bán buôn dập dìu.
-Sông Tiền cá lội huyên thuyên
Lòng anh muốn bắt con cá lội riêng một mình.
-Rạch Gầm, Xoài Mút tăm tăm
Xê xuống chút nữa tới Vàm Mỹ Tho
Bần Gie đóm đậu sáng trời
Rạch Gầm – Xoài Mút muôn đời oai linh.
-Gái Mỹ Tho mày tằm mắt phượng
Giặc đến nhà chẳng vụng quơ đao.
-Đèn nào cao bằng đèn Chợ Mỹ
Lộ nào kỹ bằng lộ Cần Thơ
Anh thương em lững đững lờ đờ
Tỷ như Tôn Các ngồi chờ Bạch Viên.
- Khi nào anh thấy nhớ ai
Xin về chợ Mỹ, đường dài dễ đi
Vườn xoài vườn ổi xum xê
Mặc tình anh "hái” anh đòi… em cho .
- Vú sữa Sầm Giang căng dáng mộng
Nấm rơm Long Định ủ ngàn sương
Cam sành vú sửa Trung Lương,
Dừa xanh, dừa nước, quít đường Ba Tri.
Cây đa Bình Trung1, cây me Dương Phước2
Cây nào có trước, cây nào có sau?
Tổ tiên ta ai chống với giặc Tàu
Còn ai khai khẩn gian lao xứ này?
Tay bậu3 vừa trắng vừa tròn
Qua4 về nằm ngủ, mỏi mòn đợi trong
Bậu về ở xứ Gò Công3
Qua về Thành Nội6 nhớ mong tháng ngày7
Nhất tủ Gò Công, nhì salon Sông Bé8
Chợ nào vui bằng chợ Gò9
Tôm khô, cá trứng, thịt bò, thịt heo
Thật nhiều bánh ướt10, bánh xèo11
Bánh khô12 bánh nổ13 bánh bèo14 liên lu.
Chợ nào vui bằng chợ Gò
Tôm khô, cá trứng, thịt bò, thịt heo
Thật nhiều bánh ướt, bánh xèo
Bánh khô bánh nổ bánh bèo liên lu.
Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.
Ví dụ cách viết đúng:
Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)
Ví dụ cách viết sai:
Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)
Cc dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.
Ví dụ cách viết đúng:
Đây là vế trước, còn đây là vế sau.
Ví dụ cách viết sai:
Đây là vế trước , còn đây là vế sau.
Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.
Ví dụ cách viết đúng:
Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!”
Ví dụ cách viết sai:
Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”
Phần 2: Những từ nhiều người thường viết sai:
“Dành” và “giành”:
Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn (tương đương với “phần này thuộc về bạn”).
Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền.
“Dữ” và “giữ”:
“Dữ” là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…
“Giữ” là động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ…
“Khoảng” và :khoản”:
“Khoảng” để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian.
“Khoảng” cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.
“Khoản” là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.
Số chẵn, số lẻ:
Chẵn dấu ngã, lẻ dấu hỏi là đúng.
Bán sỉ, bán lẻ:
Cách viết đúng: Cả sỉ và lẻ đều là dấu hỏi.
“Chẳng lẽ” (một từ thường đặt ở đầu câu, dùng để diễn tả suy đoán về một khả năng mà bản thân không muốn tin hoặc không muốn nó xảy ra):
Chẳng dấu hỏi, lẽ dấu ngã. Cái này ngược lại hoàn toàn với “số chẵn, số lẻ”.
“Chuyện” và “truyện”:
“Chuyện” là thứ được kể bằng miệng. “Truyện” là chuyện được viết ra và được đọc.
Ví dụ: “chuyện cổ tích” được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện cổ tích”.
“Sửa” và “sữa”:
Sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.
Sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.
“Chửa” và “chữa”:
Chửa: đồng nghĩa với mang thai, là dấu hỏi.
Chữa: đồng nghĩa với “sửa”, thường ghép với nhau thành từ ghép “sửa chữa” (lưu ý: sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã mặc dù hai từ này đồng nghĩa)
“Dục” và “giục”:
“Dục” nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng.
“Giục” nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.
“Giả”, “giã” và “dã”:
“Giả”: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ
“Giả” còn là một từ gốc Hán mang nghĩa “người”. Ví dụ: tác giả (người tạo ra), cường giả (kẻ mạnh), khán giả (người xem), diễn giả (người nói trước công chúng về một chủ đề nào đó).
“Giã”: thường ghép với các từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.
“Dã”: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã, dã tính, dã man.
“Sương” và “xương”:
“Sương”: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.
“Xương”: phần khung nâng đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương hầm.
“Xán lạn”:
“Xán lạn” là cách viết đúng. Cả “xán” và “lạn” đều là những từ gốc Hán. “Xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa. Tất cả các cách viết khác như “sáng lạn”, “sáng lạng”, “sán lạn”… đều là những cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi rất nhiều bài báo cũng dùng sai.
“Rốt cuộc”:
“Rốt cuộc” là cách viết đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt cục” hoặc “rút cục”.
“Kết cục”:
“Kết cục” là cách viết đúng. “Kết cuộc” là cách viết sai.
“Xuất” và “suất”:
“Xuất” là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…
“Suất” là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…
“Yếu điểm” và “điểm yếu”:
“Yếu điểm”: có nghĩa là điểm quan trọng. “Yếu điểm” đồng nghĩa với “trọng điểm”.
“Điểm yếu”: đồng nghĩa với “nhược điểm”.
“Tham quan”:
"Tham quan" nghĩa là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. “Tham quan” là cách viết đúng, “thăm quan” là cách viết sai.
Gò Công có cây tầm vông
Tiền Giang có bán khoai lang.