Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Duy Ngô

Hãy nêu ví dụ cho thấy có sự thay đổi trong quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ  mà con biết:

Minh 02
19 tháng 8 2022 lúc 18:54

Tham khảo:
 

Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc về khía cạnh Giới. Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán. Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy/kỹ sư… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký… Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời gian, không gian…

Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà: chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó.

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt này là do quá trình học[1] mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị).

Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.
 

Các Vai trò giới

Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.

Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.

Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội.

Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:

- Vai trò sản xuất

- Vai trò tái sản xuất

- Vai trò cộng đồng

·Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

·Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.

·Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ sau bão).

Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.

Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia lao động xã hội

Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định thường có xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, công việc đảm nhiệm có tác động tới vị thế của mỗi người, cơ hội và chất lượng sống của họ. Khi xem xét vai trò giới chính là xem xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng.

Định kiến giới

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ

Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.

Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việclàm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm. Ví dụ: Quan niệm cho rằng người phụ nữ không thể tham gia vào các hoạt động quản lý giảm nhẹ thiên tai, chỉ nên coi họ là một trong những đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong thiên tai.

Nhạy cảm giới

Nhạy cảm giới là nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Đồng thời hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.

Để giúp làm rõ Nhạy cảm giới trong quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai, có thể lấy ví dụ: Khi một người làm công tác thông tin truyền thông hiểu được rằng: Phụ nữ ít có cơ hội thu nhận thông tin nói chung và thông tin dự báo thời tiết, cách phòng tránh thảm họa nói riêng do các bản tin này thường được phát vào thời gian nấu ăn khi phụ nữ đang ở trong bếp.

Trách nhiệm giới

Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành động thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bất bình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng giới.

Ví dụ: Khi người cán bộ làm công tác truyền thông có được nhạy cảm giới, họ đã điều chỉnh bằng cách phát lại thông tin dự báo thời tiết nhiều lần trong ngày thay vì chỉ phát một lần vào đúng giờ nấu cơm. Như vậy, có thể cho rằng họ đã có trách nhiệm giới trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện công tác thông tin truyền thông.

Số liệu có tách biệt giới

Số liệu giới là số liệu tách biệt nam, nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh vực cụ thể. Các số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách giới và được thể hiện dưới nhiều dạng bảng biểu khác nhau. Số liệu giới chỉ cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ mang tính định lượng bằng con số hoặc tỷ lệ cụ thể mà không cho biết tại sao lại tồn tại những khác biệt đó.

Hiện nay những thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra thường là trung tính về giới, ví dụ số người bị chết không có số liệu là bao nhiêu nam giới tử vong, bao nhiêu nữ giới tử vong do thiên tai, do vậy việc tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và sâu xa gây nên sự thiệt mạng đối với phụ nữ và nam giới cũng rất chung. Nếu số liệu được tách biệt theo nam và nữ thì việc tìm hiểu nguyên nhân và nhu cầu của phụ nữ và nam giới trong ứng phó và phòng chống thiên tai cũng sẽ xác thực hơn, theo đó sẽ giảm nhẹ hơn những thiệt hại do thiên tai cho phụ nữ, nam giới và cộng đồng. Nếu số liệu cho thấy trong lũ lụt, phụ nữ bị chết nhiều hơn nam giới, thì phải chăng do phụ nữ không biết bơi, hay họ là những gia đình neo người có phụ nữ làm chủ hộ nên không có người hỗ trợ khi lũ lụt ập tới, hay họ bị tàn tật không kịp di chuyển đến nơi an toàn...Nếu nam giới bị thiệt hại nhiều hơn thì phải chăng họ đều là những người đi đánh cá ở ngoài khơi mà không kịp tìm nơi trú ẩn, phải chăng họ không có đủ các phương tiện thông tin, liên lạc, phải chăng vì lợi ích kinh tế nên họ nhất định không quay về khi biết có bão...sẽ có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến vai trò của phụ nữ và nam giới, liên quan đến nhu cầu của phụ nữ và nam giới và đôi khi liên quan đến những định kiến xã hội mà họ quen thuộc từ khi sinh ra. Những thông tin và số liệu như vậy sẽ giúp ích cho việc lên kế hoạch phòng chống và ứng phó giảm thiểu rủi ro thiên tai đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ.

Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Các yếu tố cấu thành bình đẳng giới:

-Quan tâm đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như những bất hợp lý về giới có thể tồn tại trên thực tế.

-Chú trọng đến tác động của phong tục, tập quán như là những nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử.

-Các chính sách, pháp luật không chỉ quan tâm đến những quy định chung mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai khía cạnh: phân biệt hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng hoặc vừa ưu tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ để đạt được bình đẳng giới trên thực tế.

Bất bình đẳng giới

·Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.

Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính.

 
•₤ą๓ ŦųуếϮ Ɣ[Ƥεї]
19 tháng 8 2022 lúc 19:01

bn tham khảo :

Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc về khía cạnh Giới. Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán. Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy/kỹ sư… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký… Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời gian, không gian…

Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà: chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó.

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt này là do quá trình học[1] mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị).

Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.
 

Các Vai trò giới

Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.

Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.

Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội.

Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:

- Vai trò sản xuất

- Vai trò tái sản xuất

- Vai trò cộng đồng

·Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

·Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.

·Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ sau bão).

Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.

Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia lao động xã hội

Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định thường có xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, công việc đảm nhiệm có tác động tới vị thế của mỗi người, cơ hội và chất lượng sống của họ. Khi xem xét vai trò giới chính là xem xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng.

Định kiến giới

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ

Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.

Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việclàm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm. Ví dụ: Quan niệm cho rằng người phụ nữ không thể tham gia vào các hoạt động quản lý giảm nhẹ thiên tai, chỉ nên coi họ là một trong những đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong thiên tai.

Nhạy cảm giới

Nhạy cảm giới là nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Đồng thời hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.

Để giúp làm rõ Nhạy cảm giới trong quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai, có thể lấy ví dụ: Khi một người làm công tác thông tin truyền thông hiểu được rằng: Phụ nữ ít có cơ hội thu nhận thông tin nói chung và thông tin dự báo thời tiết, cách phòng tránh thảm họa nói riêng do các bản tin này thường được phát vào thời gian nấu ăn khi phụ nữ đang ở trong bếp.

Trách nhiệm giới

Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành động thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bất bình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng giới.

Ví dụ: Khi người cán bộ làm công tác truyền thông có được nhạy cảm giới, họ đã điều chỉnh bằng cách phát lại thông tin dự báo thời tiết nhiều lần trong ngày thay vì chỉ phát một lần vào đúng giờ nấu cơm. Như vậy, có thể cho rằng họ đã có trách nhiệm giới trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện công tác thông tin truyền thông.

Số liệu có tách biệt giới

Số liệu giới là số liệu tách biệt nam, nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh vực cụ thể. Các số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách giới và được thể hiện dưới nhiều dạng bảng biểu khác nhau. Số liệu giới chỉ cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ mang tính định lượng bằng con số hoặc tỷ lệ cụ thể mà không cho biết tại sao lại tồn tại những khác biệt đó.

Hiện nay những thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra thường là trung tính về giới, ví dụ số người bị chết không có số liệu là bao nhiêu nam giới tử vong, bao nhiêu nữ giới tử vong do thiên tai, do vậy việc tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và sâu xa gây nên sự thiệt mạng đối với phụ nữ và nam giới cũng rất chung. Nếu số liệu được tách biệt theo nam và nữ thì việc tìm hiểu nguyên nhân và nhu cầu của phụ nữ và nam giới trong ứng phó và phòng chống thiên tai cũng sẽ xác thực hơn, theo đó sẽ giảm nhẹ hơn những thiệt hại do thiên tai cho phụ nữ, nam giới và cộng đồng. Nếu số liệu cho thấy trong lũ lụt, phụ nữ bị chết nhiều hơn nam giới, thì phải chăng do phụ nữ không biết bơi, hay họ là những gia đình neo người có phụ nữ làm chủ hộ nên không có người hỗ trợ khi lũ lụt ập tới, hay họ bị tàn tật không kịp di chuyển đến nơi an toàn...Nếu nam giới bị thiệt hại nhiều hơn thì phải chăng họ đều là những người đi đánh cá ở ngoài khơi mà không kịp tìm nơi trú ẩn, phải chăng họ không có đủ các phương tiện thông tin, liên lạc, phải chăng vì lợi ích kinh tế nên họ nhất định không quay về khi biết có bão...sẽ có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến vai trò của phụ nữ và nam giới, liên quan đến nhu cầu của phụ nữ và nam giới và đôi khi liên quan đến những định kiến xã hội mà họ quen thuộc từ khi sinh ra. Những thông tin và số liệu như vậy sẽ giúp ích cho việc lên kế hoạch phòng chống và ứng phó giảm thiểu rủi ro thiên tai đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ.

Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Các yếu tố cấu thành bình đẳng giới:

-Quan tâm đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như những bất hợp lý về giới có thể tồn tại trên thực tế.

-Chú trọng đến tác động của phong tục, tập quán như là những nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử.

-Các chính sách, pháp luật không chỉ quan tâm đến những quy định chung mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai khía cạnh: phân biệt hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng hoặc vừa ưu tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ để đạt được bình đẳng giới trên thực tế.

Bất bình đẳng giới

·Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.

Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính.

 


Các câu hỏi tương tự
leminh triet
Xem chi tiết
leminh triet
Xem chi tiết
leminh triet
Xem chi tiết
khanh linh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
Thúy Đặng Thị Hồng Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Tâm Như Yến
Xem chi tiết
Ngọc
Xem chi tiết
Dũng Đặng Tiến
Xem chi tiết
how to
Xem chi tiết