Câu 1. Một vật bằng nhôm có thể tích 2dm3, có khối lượng riêng là 2700kg/m3. Tính:
a) Khối lượng của vật?
b) Trọng lượng của vật?
c) Trọng lượng riêng của vật?
Câu 2. Một quả cầu đặc làm bằng sắt có thể tích 50cm3, biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.
a) Nêu ý nghĩa khối lượng riêng của sắt?
b) Tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu sắt nói trên?
c) Quả cầu thứ 2 có cùng kích thước và cũng là sắt, hình dạng giống hệt quả cầu trên nhưng rỗng nên có khối lượng 156g. Tính thể tích phần rỗng
Ô chữ về sự nở vì nhiệt
Hàng ngang
1. Một cách làm cho thể tích của vật rắn tăng.
2. Hiện tượng xảy ra khi vật rắn được nung nóng.
3. Một trong những nguyên nhân làm cho thể tích chất khí tăng.
4. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng.
5. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau.
6. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
7. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất lỏng.
8. Đơn vị của đại lượng này là C 0 .
9. Từ dùng để chỉ sự thay đổi thể tích của vật rắn khi bị hơ nóng.
Hàng dọc được tô đậm
Từ xuất hiện nhiều nhất trong các bài từ 18 đến 21
Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN của thước đó là:
A. 1mm
B. 2mm
C. 3mm
D. 4mm
Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
A. Dùng hai đĩa giống nhau
B. Dùng cùng một loại chất lỏng
C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau
D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau
Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. khi đó hai dụng cụ cho cùng một kết quả. Nếu mang cả hai dụng cụ này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ của hai dụng cụ có còn giống nhau nữa không? Cân nào chỉ đúng
Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,2 cm; 24,4 cm; 18,6 cm và 6,2 cm .ĐCNN của thước đó là:
A. 1 mm B. 2 mm C. 3 mm D. 4 mm
Chọn câu trả lời đúng
Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm .ĐCNN của thước đó là:
A. 1 mm B. 2 mm C. 3 mm D. 4 mm
Hình 15.9 vẽ hai người cùng vác một vật nặng như nhau. Hỏi lực kéo của tay người ở hình nào có cường độ lớn hơn.