Bình A và B giống nhau, bình A chứa 480g dầu, bình B chứa nước đến cùng độ cao bằng 50cm. Nối thông hai bình bằng một ống dẫn nhỏ tại đáy, biết TLR của nước 10000N/m3, của dầu 8000N/m3.
a. Tính độ cao cột chất lỏng trong mỗi nhánh.
b. Bình B được đậy bằng một Pít tông có khối lượng 15g. Xác định độ chênh lệch mực nước ở hai nhánh.
c. Hỏi bình A phải được đậy bằng một Pít tông có khối lượng bao nhiêu để mực chất lỏng trong hai nhánh bằng nhau?
Bình thông nhau có 2 nhánh.Nhánh A đổ nước cao 0,4m.Nhánh B đổ dầu cao 0,8m.Khi mở khóa chất lỏng chảy từ bình nào sang bình nào?Tính độ chênh lệch mặt thoáng
Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N / m 3 , và trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m 3 . Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ?
A. 15cm
B. 12cm
C. 9,6cm
D. 3,6cm
Hai bình hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 150 c m 2 và 300 c m 2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khoá k như hình vẽ. Lúc đầu khoá k để ngăn cách hai bình, sau đó đổ v ( c m 3 ) dầu vào bình A, đổ v ( c m 3 ) nước vào bình B.
Cho biết trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là: d 1 = 8000 N / m 3 ; d = 10000 N / m 3 . Kết luận nào sau đây là chính xác?
A. Áp suất đáy bình A bằng áp suất đáy bình B vì thể tích chất lỏng ở hai bình là như nhau
B. Áp suất đáy bình A bằng áp suất đáy bình B
C. Áp suất đáy bình A lớn hơn áp suất đáy bình B
D. Áp suất đáy bình A nhỏ hơn áp suất đáy bình B
BÌnh thông nhau có 2 nhánh.Nhánh A đổ nước cao 0,4m,nhánh B đổ dầu cao 0,8m.Khi mở khóa chất lỏng chảy từ bình nào sang bình nào?Tìm độ chênh lệch mặt thoáng
Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau chứa 1 chất lỏng X có TLR lớn hơn nước. Rót vào nhánh A cột nước cao 50cm, nhánh B cột dầu cao 30cm thì thấy mặt thoáng trong hai nhánh chênh lệch nhau 1 đoạn 5cm. Biết TLR của nước 10000N/m3, của dầu 8000N/m3. Xác định TLR của chất lỏng X.
Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình là \(S_B=0.25\cdot S_A\). Ban đầu khóa K đóng, đổ vào bình A nước có trọng lượng riêng d1=10000N/m3, h1=18cm. Đổ vào bình B dầu có trọng lượng riêng d2=8000N/m3, chiều cao mực dầu là h2=6cm. Các chất lỏng không hòa tan lẫn nhau.
a) Tính áp suất do chất lỏng gây ra tại đáy mỗi bình.
b) Mở khóa K, tính độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.
c) Thả vào bình A một vật đặc M hình lập phương cạnh a=10cm, trọng lượng riêng d1=6000N/m3. Tính chiều cao phần vật nổi.
d) Rót thêm vào bình A chất lỏng có trọng lượng riêng d3=5000N/m3 sao cho vật M nằm lơ lửng và ngập hoàn toàn trong nước và chất lỏng rót thêm vào. Tính chiều cao phần vật chìm trong mỗi chất lỏng.
Giải chi tiết và vẽ hình ạ. Mik cảm ơn!❤
⇒ Không sử dụng AI hoặc Chat GPT làm ạ <Dạo này diễn đàn olm có những bn sử dụng giải bài khiến kết quả bị sai kèm theo đó là bn hỏi bài ko hiểu vấn đề>.
BÌnh thông nhau có 2 nhánh A,B.BÌnh A chứa nước,B chứa dầu.Chiều cao cột chất lỏng mỗi bình là 20cm.Khi mở khóa chất lỏng chảy từ bình này sang bình kia.Tính độ chênh lệch mặt thoáng 2 nhánh khi chất lỏng đứng yên
Hai bình hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 150cm2 và 250cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khóa T như hình vẽ. Lúc đầu khóa T để ngăn cách hai bình, sau đó đổ 4 lít dầu vào bình A; đổ 6,4 lít nước vào bình B (thể tích nước ở chỗ thông nhau coi như không đáng kể).
a. Tính áp suất tác dụng lên đáy mỗi bình, cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3
b. Mở khóa T để tạo thành một bình thông nhau. Hiện tượng gì xảy ra? Tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong 2 bình khi đó?