c) Xét ΔADF vuông tại A và ΔEDC vuông tại E có
DA=DE(cmt)
\(\widehat{ADF}=\widehat{EDC}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔADF=ΔEDC(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
Suy ra: AF=EC(Hai cạnh tương ứng)
mà AF<DF(ΔADF vuông tại A)
nên EC<DF(đpcm)
d) Xét ΔBFC có
\(\dfrac{BA}{AF}=\dfrac{BE}{EC}\left(BA=BE;AF=EC\right)\)
nên AE//FC(Định lí Ta lét đảo)
a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=6^2+8^2=100\)
hay BC=10(cm)
b) Xét ΔABD vuông tại A và ΔEBD vuông tại E có
BD chung
\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\))
Do đó: ΔABD=ΔEBD(cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra: BA=BE(Hai cạnh tương ứng) và DA=DE(Hai cạnh tương ứng)
Xét ΔABE có BA=BE(cmt)
nên ΔBAE cân tại B(Định nghĩa tam giác cân)
Ta có: BA=BE(cmt)
nên B nằm trên đường trung trực của AE(1)
Ta có: DA=DE(cmt)
nên D nằm trên đường trung trực của AE(2)
Từ (1) và (2) suy ra BD là đường trung trực của AE