Thanh Vân

giúp mình với ạ:'(

undefined

sky12
25 tháng 6 2022 lúc 22:41

- Nguyên nhân:

*Nguyên nhân chủ quan:

+ Do đường lối lãnh đạo chủ quan,duy ý chí,thiếu tính dân chủ cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho đời sống nhân dân không được cải thiện,kinh tế đình trệ.Về lâu dài đã tăng sự bất mãn trong lòng quần chúng nhân dân.Không chỉ vậy việc các nước Đông Âu áp dụng một cách máy móc bộ máy của Liên Xô lúc này là không phù hợp với thực tiễn cũng như đặc trưng riêng của dân tộc

+ Vào năm 1973,cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đòi hỏi các nước trên toàn thế giới phải cải tổ về kinh tế,chính trị-xã hội.Tuy vậy,các nhà lãnh đạo đã cho rằng cuộc khủng hoảng chỉ tác động tới các nước TBCN mà không bắt kịp sự thay đổi của thời cuộc,bước phát triển của khoa học-kĩ thuật

+ Khi tiến hành cải tổ đã phạm sai lầm trên nhiều mặt,làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng,toàn diện: Rời bỏ nguyên lí cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin

+ Những sai lầm về tư tưởng chính trị,tha hóa về đạo đức của một số lãnh đạo và nhà nước đã khiến tình hình thêm trầm trọng hơn.

* Nguyên nhân khách quan:

+ Do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước

\(\Rightarrow\) Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất hết sức nặng nề.Tuy nhiên đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chưa nhân văn,chưa khoa học,là một bước lùi tạm thời.Lý tưởng XHCN và ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Leenin vẫn đang còn mãi tới ngày nay

Qua sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra được bài học gì nhất là trong tình hình đại dịch Covit-19 hiện nay:

+ Cần phải xây dựng một mô hình XHCN đầy tính nhân văn,khoa học phù hợp với hoàn cảnh và đặc trưng riêng của dân tộc

+  Lấy việc “Trồng người” lên hàng đầu dù cho ở bất kì tình cảnh nào.

+ Luôn phải cảnh giác với các thế lực thù địch,nâng cao vai trò lãnh đạo

+ Học tập kinh nghiệm,rút ra bài học để tiến hành cải cách sao cho hiệu quả,phù hợp với nhu cầu cũng như đảm bảo đúng bản chất của chế độ XHCN

+ Đặc biệt trong tình hình đại dịch Covit 19 hiện nay cần có những cải cách về kinh tế,chính trị-xã hội đúng đắn,linh hoạt đúng với tình hình chung của đất nước

+ Nghiêm khắc,phê bình những người lãnh đạo có những sai lầm và tha hóa về tư tưởng chính trị,đạo đức,lối sống ….

Các câu thường khá là dài nên mình xin phép làm câu 1 nhiều điểm nhất.Có điều gì sai sót mong bạn thông cảm!

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
26 tháng 6 2022 lúc 10:42

Tham khảo 

Câu 3

* Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:

- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

* Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong tình hình đại dịch covid - 19 hiện nay từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là:

- Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

- Nhân dân phải cùng Đẳng đoàn kết để chống dịch 

- Cần nhắc nhở , phê bình những người không có ý thức phòng chống dịch 

- Mọi người cần phải tiêm vacxin covid 

- ...

Câu 4

* Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây.

- Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền.

- Ngay sau đó, Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại. Các nước này phải tiếp tục tiến hành kháng chiến giành độc lập dân tộc như ở Inđônêxia, Việt Nam,… đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới lần lượt giành được độc lập.

* Những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

- Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

- Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.

- Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

* Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất. Vì : 

- Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…

- Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh và gia nhập tổ chức ASEAN.

Câu 5

* Nhật Bản đã làm gì:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thực hiện một loạt các cải cách dân chủ được tiến bộ:

+ Ban hành Hiếp pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.

+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949).

+ Giải giáp các lực lượng vũ trang, giải thể các công ti độc quyền lớn.

+ Thanh lọc các phần tử phát xít khỏi các cơ quan nhà nước.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.

- Nhờ đó, nước Nhật đã có một chuyên biến lớn và sâu sắc: Từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Chính điều này trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển "Thần kì" về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973).

* Ý nghĩa:

- Chuyên từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế. Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã mang lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này


 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Khánh Thy Nguyễn
Xem chi tiết
Anna
Xem chi tiết
gia đình
Xem chi tiết
Dang Minh Quan
Xem chi tiết
Nguyễn Đức	Hòa
Xem chi tiết
Thu Trang Bùi
Xem chi tiết
Minh Thư Trần
Xem chi tiết
phương bùithu
Xem chi tiết
chỉ bài giúp mình với=))
Xem chi tiết
Hihi
Xem chi tiết