Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Anh Đào

♥GIÚP MÌNH NHA MỌI NGƯỜI♥MÌNH CẢM ƠN TRƯỚC♥

1. Tại sao Châu Mĩ có đủ các kiểu khí hậu trên trái đất?

2. Nêu đặc điểm của địa hình Nam Mĩ?

3. So sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

4. Vì sao đại bộ phận Ôxtrâylia là hoang mạc?

5. Nhờ vào những điều kiện nào mà sảm xuất nông nghiệp Châu Âu tạo ra khối lượng nông sản lớn và có giá trị kinh tế cao?

6. Tại sao các nước Bắc Âu có mức sống cao? Lấy ví dụ minh họa?

* Câu nào cần nêu ra và giải thích rõ thì làm luôn hộ mình cũng được nha!♥

Lưu Hạ Vy
30 tháng 4 2017 lúc 18:17

Câu 2 :

- Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

Câu 3 :

♥ Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.
♥ Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
+Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.

Câu 4 :

- Do ảnh hưởng của đường chí tuyến nam, khí hậu nóng và khô
- Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ

Vương Hạ Nhi
30 tháng 4 2017 lúc 18:23

1. Vì có diện tích trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam.

2. - Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

3. * Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

4.

- Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa Ô-xtrây-li-a nên phần lớn lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.

- Phía đông lục địa có dãy Trường Sơn chạy sát biển chạy dài từ bắc xuống nam, chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Ô-xtrây-li-a, gây mưa nhiều ở sườn núi hướng về phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bên trong lục địa bị khô hạn.

- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.

Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:48

2.

đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.
– Nam Mĩ có ba khu vực địa hình:
+ Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
+ Giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
+ Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:49

3.

So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:49

4.Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.

Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:50

5.

– Có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.
– Áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
– Gắn chặt với công nghiệp chế biến và được sự hổ trợ tốt của dịch vụ (marketting, buôn bán, tài chính, bảo hiểm….)

Hoàng Anh Đào
30 tháng 4 2017 lúc 18:29

vẫn còn thiếu, ko ai tl đầy đủ hơn ak?

Hoàng Anh Đào
30 tháng 4 2017 lúc 21:55

ai tl câu 6 hộ đi

Nguyễn Gia Linh
8 tháng 5 2017 lúc 15:27

3 .

Giống : đều chia làm 3 phần : nnuis trẻ ở phía tây , núi già và sơn nguyên ở phía đông đồng bằng ở giữa . Địa hình đều kéo dài theo chiều kinh tuyến .

Khác :

Bắc Mĩ : có hệ thống Cooc-đi-e và sơn nguyên chiếm gần 1 nửa lục địa

Nam Mĩ : có hệ thống Anđét cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lên nhỏ hơn nhiều so vs hệ thống Cooc đi e ở Bắc Mĩ


Các câu hỏi tương tự
Vy Lê Song Thảo
Xem chi tiết
Hoàng Anh Đào
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Thu Phương
Xem chi tiết
marian
Xem chi tiết
Pham Phuong Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Tiểu hạc
Xem chi tiết
Linh Vũ Ngọc
Xem chi tiết